Những Cách Khắc Phục Hiệu Quả Khi Mèo Bị Sùi Bọt Mép

mèo bị sùi bọt mép
4.2/5 - (12 bình chọn)

Mèo bị sùi bọt mép kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, buồn bã và chảy nước dãi là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm.

Vậy đối với những hợp mèo bị sùi bọt mép chúng cần làm gì? Cùng Gia Đình Pet tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp chữa trị tốt nhất nhé.

Nguyên Nhân Của Mèo Bị Sùi Bọt Mép

Nguyên Nhân Của Mèo Bị Sùi Bọt Mép

Nếu mèo bị nôn sùi bọt mép có thể do mắc các bệnh lý hoặc ngộ độc thông thường. Dưới đây là những nguyên nhân mà mèo có thể mắc phải:

Bị ngộ độc thức ăn dính bả độc

Trong thức ăn sẽ có một số thành phần gây dị ứng cho mèo, khiến mèo bị ngộ độc. Những thức ăn không rõ nguồn gốc, kém chất lượng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc này.

Hơn nữa, nếu mèo nhà bạn thường xương đi ra ngoài, rất có thể chúng ăn phải cây cỏ gây độc cho mèo, hoặc phải bả độc.

Ngộ độc thuốc xịt trị ve rận

Tùy vào thể trạng mỗi chú mèo khác nhau mà chúng phản ứng với thuốc khác nhau.

Không nên tùy tiện mua thuốc cho mèo, khi chưa biết chính xác chúng bị bệnh gì hoặc dùng thuốc của người cho mèo uống.

Đặc biệt trong thuốc giảm đau của người có 2 tháng phần vô cùng độc hại với mèo là Paraceramol và Ibuprofen.

Ngoài ra, thuốc xịt trị ve rận không phù hợp, liều lượng thể trạng với mèo cũng gây ra tình trạng chảy nước dãi ở mèo.

Mèo bị vấn đề về răng miệng

Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của việc chảy nước dãi ở mèo là vấn đề răng miệng ở mèo.

Khi bị các vấn đề về răng miệng có thể là nguyên nhân khi mèo phải miễn cưỡng hoặc không thể nuốt nước bọt.

Vì không thể nuốt được nước bọt, nên nước bọt sẽ chảy ra bên ngoài miệng.

Thường những vấn đề về răng miệng có nguyên nhân như: đau răng, đau miệng, khối u ung thư ở nướu, lưỡi, vấn đề ở lưỡi

Dấu hiệu của bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo thường xảy ra vào mùa mưa độ ẩm nhiều hoặc khi thời tiết thay đổi. Đây là căn bệnh lây lan rất nhanh qua đường miệng.

Triệu chứng là mèo bỏ ăn, cơ thể ủ rũ mệt mỏi, dãi chảy thành dòng, nôn khan hoặc nôn ra dịch vàng.

Bệnh phát triển rất nhanh khi virus xâm nhập vào máu sẽ làm giảm bạch cầu phá hủy niêm mạc ruột có thể dẫn đến tử vong. Bệnh này khá nguy hiểm đối với mèo.

Mèo bị sùi bọt mép do ngộ độc thuốc chuột

Dù mèo cưng tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với thuốc chuột thì chất độc trong thuốc chuột cũng vô cùng có hại với những chú mèo.

Khi mèo ăn phải thuốc chuột, lượng nước trong cơ thể sẽ giảm đi nhanh chóng. Việc này khiến mèo bị mất nước và đi tìm nước.

Lúc này PH3 kết hợp với nước sẽ khiến mèo bị ngộ độc và dẫn đến tử vong.

Bên cạnh đó, bản tính thích bắt chuột và ăn thịt chuột của mèo cũng là một trong những nguyên nhân gây hại cho chúng.

Trong cơ thể chuột có rất nhiều kí sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh. Đây cũng là tác nhân đe dọa đến mèo cưng của bạn.

Mèo bị sùi bọt méo do ăn hoa củ quả có hại

Nếu như nhà bạn đang nuôi một chú mèo thì nhất định bạn phải chú ý đến các loài thực vật gây nguy hiểm cho mèo xung quanh.

Vì không phải thực vật nào cũng tốt cho mèo cưng. Có nhiều loài thực vật có hại cho mèo.

Khiến mèo bị dị ứng, ngộ độc. Vì trong số đó có chứa độc tố vô cùng mạnh.

Advertisements

Hoa bìm bịp: loài cây thuộc họ khoai và hay được làm cây cảnh trang trí trong nhà những loài cây này có chứa chất độc gây ảo giác nhẹ, tiêu chảy, mất phương hướng chó mèo cưng khi ăn phải.

Hoa trúc đào: là loài thực vật cực đáng sợ, loài thực vật có hại cho mèo, kể cả với loài chó, nó có thể gây suy tim, gây ra trạng thái mất thắng bằng, nhịp tim tăng nhanh, chảy nhiều nước dãi.

Hoa đỗ quyên: loài thực vật này cũng gây tê liệt cho mèo cưng nếu chúng ăn phải.

Cây thường xuân: loài thảo mộc này sẽ gây cảm giác ngứa ngáy cho mèo cưng nếu chúng chạm phải.

Nho tươi: gây độc tiết niệu, tổn thương thận nguy hiểm cho mèo.

Chanh: Chanh tốt cho cơ thể chúng ta nhưng mèo ít khi chịu đựng được lượng lớn axit có trong chanh.

Hoa lily: Hoa lily rất đẹp nhưng đối với mèo cưng nhà bạn thì không! Chỉ cần một chiếc lá hay một cánh hoa cũng đủ gây ngộ độc nguy hiểm cho mèo vì thế hãy để mèo tránh xa loại hoa cảnh này nhé!

Hành tỏi tươi: Trong hành tỏi tươi có chứa Sulfoxides và Disulfides có thể phá huỷ hồng cầu gây chứng thiếu máu ở mèo.

Hạt quả hồng vàng Persimmons Seeds: Hạt có thể gây nôn mửa, mèo bị sùi bọt mép, viêm ruột.

Dấu Hiệu Mèo Bị Ngộ Độc

Dấu Hiệu Mèo Bị Ngộ Độc

Mèo bị ngộ đọc có nhiều biểu hiện khác nhau, trong đó rõ ràng nhất là:

  • Cơ thể lạnh, run rẩy hoặc có những hành động kỳ lạ.
  • Da, miệng, cổ họng và móng sưng đỏ, nổi mụn nước.
  • Nôn mửa, khó thở.
  • Chảy nhiều nước dãi.
  • Hôn mê, bất tỉnh.

Đặc biệt, trong vòng 5 – 30 phút, mèo bị sốt cao, đứng đồng tử, co giật mạnh, mèo bị sùi bọt mép.

Nếu thú cưng bị trúng độc nhẹ với liều lượng thấp, các triệu chứng sẽ tan một đến hai tuần sau khi mèo bị ngộ độc.

Chữa Trị Mèo Bị Sùi Bọt Mép

Chữa Trị Mèo Bị Sùi Bọt Mép

Ngay sau khi phát hiện mèo bị sùi bọt mép do ngộ độc, hãy giữ bình tĩnh và gọi điện ngay cho bác sĩ thú y gần nhất.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách sơ cứu kịp thời trước khi đưa thú cưng đến bệnh viện. Phương pháp phổ biến nhất chính là gây nôn.

Gây nôn sẽ quyết định 80% đến tính mạng của mèo nếu ăn phải thức ăn có “thuốc độc”.

Bạn có thể dùng nước ô-xy già 3% với liều lượng 1 thìa cà phê cho 2 – 5kg thể trọng. Cho uống 15 – 20 phút/lần.

Uống 3 lần cho tới khi chúng nôn ra được chất chứa dạ dày. Phương pháp này chỉ áp dụng trong vòng 2 giờ kể từ lúc mèo bị sùi bọt mép, ngộ độc.

Ngoài ra, bạn có thể lấy 2 trái chanh vắt trực tiếp vào miệng để kích thích chúng nôn ra.

Sau khi mèo cưng đã nôn ra được, bạn có thể tạm yên tâm. Tuy nhiên, đừng chủ quan vì chắc chắn vẫn còn ít chất độc trong dạ dày.

Bước tiếp theo lần lượt cho mèo cưng uống nước đậu xanh và nước gừng để nguội.

Việc uống nước đậu xanh và nước gừng sẽ giúp thú cưng giải độc rất tốt chất độc còn lại trong dạ dày.

Việc cho uống các loại nước giải độc sẽ giúp mèo cưng nhà bạn có thêm 50% cơ hội sống sót. Sau đó chăm sóc mèo và hãy cách ly chúng với những đồ nguy hiểm.

Advertisements

Advertisements
Linh Ngọc Đàm
Bs Linh Ngọc Đàm - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học