Cách Nhanh Nhất Dể Chữa Trị Chó Bị Ho Khạc

chó bị ho khạc
3.9/5 - (34 bình chọn)

Chó bị ho khạc bệnh khá nguy hiểm gây tử vong cho chó, nên cần quan sát thật chi tiết những triệu chứng của bệnh để điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.

Trong trường hợp chó bị ho khạc như hóc xương là bị làm sao? Cách chữa trị như thế nào để chó mau chóng hết bệnh.

Bài viết dưới đây Gia Đình Pet sẽ gợi ý đến bạn các phương pháp hiệu quả nhất để ứng phó trước tình trạng này.

Nguyên Nhân Chó Bị Ho Khạc

Nguyên Nhân Chó Bị Ho Khạc

Ho chia làm nhiều tình trạng khác nhau: nặng, nhẹ, có đờm, không có đờm, vậy nguyên nhân chính ở chúng là gì và biểu hiện của từng loại ra sao?

Viêm phế quản

Viêm phế quản chính là nguồn nguyên nhân gây ra cơn ho kéo dài ở cún, đặc biệt là đối với những chú chó già lớn tuổi thì tình trạng này càng dễ bắt gặp nhiều.

Biểu hiện của chúng thường bao gồm: Ho, sốt, rối loạn hô hấp, nước mũi chảy nhiều, thở khó.

Viêm amidan

Được biết đến như nhiễm streptococcus, viêm amidan khiến con vật lâm vào tình trạng sốt, nóng lạnh thất thường làm chúng cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.

Ngoài ho căn bệnh này còn khiến chó bị ho và nôn mửa, trong dung dịch nôn có chất bọt trắng, hạch lympho ở vùng cổ bị sưng.

Những cơn ho này thường kéo dài và lâu dứt, cổ đau rát khiến việc nuốt thức ăn hay uống nước của cún cũng gặp nhiều khó khăn.

Giãn phế nang

Giãn phế nang là căn bệnh thường ít gặp ở các giống chó, tuy nhiên việc cún nhà bạn cứ ho liên tục cũng không ngoại trừ trường hợp việc chúng đang mắc phải chứng giãn phế nang. Khi mắc bệnh này những cơn ho của cún khác thường hơn ở chỗ kéo dài và thở khó.

Để nhận định rõ rằng chó của bạn có đang bị chứng nhiễm phế nang thực sự hay không thì cần phải đi chụp X quang mới có kết quả chính xác.

Bệnh do cầu khuẩn gây ra

Cầu khuẩn trong nội tiết cũng là một trong số nhiều nguyên nhân phổ biến gây nên những cơn ho của cún.

Vấn đề không chỉ dừng lại ở đó, cầu khuẩn khá độc và nguy hiểm còn khiến cún bị mất nước, hốc hác và trông cơ thể nhanh chóng bị suy kiệt.

Advertisements

Từ 8- 12 tuần tuổi là khoảng thời gian cún con rất suy yếu, đề kháng kém, cầu khuẩn xuất hiện trong giai đoạn này thường khiến cún tử vong nếu không có những biện pháp hữu hiệu để điều trị kịp thời.

Bên cạnh ho đôi khi triệu chứng của căn bệnh này lại là mắt và mũi thường xuyên chảy nước, sốt nhẹ, nếu dùng phiết kính kiểm tra sẽ thấy ấu trùng đang sinh sống.

Viêm phổi

Biểu hiện của căn bệnh viêm phổi là những triệu chứng: thân nhiệt tăng, khó thở, ho, từ mũi và mắt chảy ra chất dịch có mủ, nôn, nghe phổi có âm phổi bệnh lý.

Cách Điều Trị Chó Bị Ho Khạc

Cách Điều Trị Chó Bị Ho Khạc

Có nhiều phương pháp hữu hiệu trị căn bệnh ho ở chó, nếu không đủ điều kiện mang chúng đến trạm thú y hoặc trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể áp dụng thử đơn thuốc sau để kiểm tra mức độ hiệu quả của nó.

Tiêm ngừa kết hợp với dùng thuốc là cách nhanh nhất điều trị dứt điểm những cơn ho. Nếu bị nhẹ thì cún chỉ cần uống thuốc là đủ, sau 2- 3 ngày mà vẫn không khỏi thì hãy kết hợp với tiêm.

Dưới đây là đơn thuốc ở những trại huấn luyện chó hay dùng có thể trị chứng ho bình thường và cả chứng ho khạc có đàm ở cún

Bromhexine: Bromhexine có nhãn dán là chai thuốc giảm ho, chúng có công dụng giảm tiết dịch nhày, giảm ho, long đàm, dãn phế quản.

Ngoài ho, Bromhexine còn có thể áp dụng trong các trường hợp như chó bị stress do áp lực, hen suyển hay dị ứng thời tiết.

Cứ 10kg của cún bạn tiêm cho chúng 1ml dung dịch thuốc vào bắp thịt, sử dụng liên tục từ 3- 5 ngày, bảo quản dưới nhiệt độ phù hợp, tránh ánh nắng cao.

Dexamethasone: là loại thuốc sử dụng kèm với thuốc kháng sinh. Tỉ lệ trên cơ thể của cún là 10kg/ 1ml dung dịch. Chống chỉ định dùng trong trường hợp chó đang mang thai hoặc chó đang cho con bú.

Ngoài ra, dưới đây còn có 4 loại thuốc bạn chỉ cần nghiền nát ra cho cún uống là được:

  • Doxycyclin: 5 viên, công dụng của Doxycyclin là thuốc kháng sinh.
  • Ambron: 5 viên. Ambron trị chứng chó bị ho khạc liên tục hiệu quả cả chứng viêm xoan và viêm thanh quản.
  • Theophylin: 2,5 viên. Khi chó bị khó thở, Theophylin giúp cún giảm bớt tình trạng này.

Nếu biểu hiện chó bị nặng, tốt nhất bạn nên cho chó khám và chữa bệnh trực tiếp ngay ở phòng khám để bác sĩ chăm sóc đúng cách nhất.

Không nên đưa chó về nhà sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc bạn cũng không biết cách cho chúng tiêm, uống như thế nào.

Advertisements

Advertisements
Nguyễn Viết Hòa
Bác Sĩ Nguyễn Viết Hòa - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học