Mèo bị stress có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe như là suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Vì vậy cần luôn để ý đến thay đổi của chúng vì mèo là loài động vật nhạy cảm, nên điều quan trọng là chúng ta hãy quan sát chúng thật kỹ để đảm bảo rằng chúng đang hạnh phúc và khỏe mạnh.
Bỗng một ngày chúng nằm buồn ủ rũ chẳng hoạt động gì, vậy bạn cần chú ý đến những dấu hiệu sau đây, để có thể theo dõi để nhận biết trầm cảm ở mèo và có động thái can thiệp phù hợp.
Dấu Hiệu Mèo Bị Stress
Dưới đây là một số dấu hiệu biểu hiện sự căng thẳng ở mèo, đặc biệt là nếu tâm trạng buồn bực đó xảy đến đột ngột.
Thấy mèo đờ đẫn
Mèo ngủ rất nhiều, nhưng nếu bạn để ý rằng mèo ngủ nhiều hơn thường ngày hoặc không mấy thích thú đi dạo quanh nhà như thường lệ, đây là dấu hiệu xấu. Ngủ nhiều hơn, không để đến bất kỳ điều gì là dấu hiệu của stress ở mèo.
Thấy mèo tự cô lập bản thân
Thái độ cách biệt là bản chất thứ hai của mèo. Tuy nhiên, nếu con mèo chủ động và liên tục trốn tránh bạn, người khác trong nhà thì tức là chúng có vấn đề.
Một khi bạn đang băn khoăn không biết mèo nhà bạn có mắc bệnh hay không thì hãy đưa chúng vào lồng xách và mang đến bác sĩ thú y.
Mèo kêu quá nhiều
Nhiều con mèo có tiếng kêu với giai điệu nghe khá êm dịu, nhưng hãy cảnh giác với những tiếng kêu kéo dài bất thường hoặc những lượt kêu meo meo hoảng loạn.
Đặc biệt nếu con mèo của bạn không phải là kiểu điển hình thích kêu. Nếu điều đó xảy ra, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y thay vì cố gắng giải mã ngôn ngữ của mèo con.
Thói quen ăn uống của mèo thay đổi
Mèo bị bệnh trầm cảm có thể ăn nhiều hơn hoặc ít đi nhằm chống lại sự buồn phiền. Bạn nên lưu ý lượng thức ăn mèo ăn vào. Biếng ăn là một trong những hậu quả do trầm cảm gây nên ở người lẫn động vật.
Mèo của bạn có thể không thèm ăn và bạn sẽ nhận thấy rằng khi đến bữa chúng không chịu ăn và không hề đụng đến thực phẩm khô hoặc ướt để sẵn. Khi thói quen ăn uống thay đổi, mèo có thể bị sụt cân.
Ngược lại, có một số con lại ăn nhiều khi bị trầm cảm. Tuy trường hợp như vậy khá hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra.
Nếu bạn nhận thấy mèo đòi ăn nhiều, đặc biệt là tăng cân, thì đây cũng là dấu hiệu của trầm cảm.
Nguyên Nhân Mèo Bị Stress
Mèo là một sinh vật sống khá độc lập, hầu hết thời gian chúng có thể tự chơi đùa và biết cách làm bản thân mình vui vẻ.
Nhưng như thế không có nghĩa là chúng không cần được quan tâm. Những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày đôi khi cũng có thể dẫn tới chứng trầm cảm ở mèo.
Thay Đổi Chỗ Ở
Sự thay đổi về chỗ ở là một trong những nguyên nhân chính gây nên hội chứng trầm cảm ở mèo. Chúng sẽ gặp phải trở ngại trong việc thay đổi nơi ở và có thể rơi vào trạng thái trầm cảm tạm thời trong quá trình thích ứng với môi trường mới.
Bạn Ít Quan Tâm Tới Mèo
Chính xác! Việc bạn bận rộn hơn không chỉ gây stress cho bạn mà còn có thể khiến mèo của bạn dễ bị trầm cảm do không được quan tâm đúng mức. Chúng sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi nếu bạn không dành thời gian cho chúng như trước.
Mèo Bị Stress Theo Mùa
Điều này không chỉ xảy ra với người mà mèo cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt là mùa đông, khi ngày ngắn hơn và lượng ánh sáng ít hơn. Sự thiếu hụt ánh sáng làm giảm hàm lượng melatonin và serotonin.
Nếu thiếu hụt hai chất này, con người cũng như mèo đều có thể cảm thấy mệt mỏi, lo lâu và buồn phiền.
Cách Chữa Trị Mèo Bị Stress
Bạn cần thực hiện sớm các biện pháp sau, để giúp mèo nhanh chóng phục hồi tinh thần và giảm stress sớm nhất, đầu tiền bạn cần thực hiện.
Đưa mèo đến bác sĩ thú y
Nếu nhận thấy hành vi của mèo thay đổi, bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y nhằm đảm bảo rằng mèo không gặp phải vấn đề bệnh tật gây nên chứng trầm cảm cần phải điều trị đặc biệt.
Trao đổi với bác sĩ thú y về những thay đổi mà bạn phát hiện được ở mèo, như các thay đổi trong thói quen ăn uống, ngủ nghỉ và tính nết.
Bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra thể chất đều đặn, nghe nhịp tim, kiểm tra mắt và tai, cũng như đo nhiệt độ cơ thể.
Dựa trên những thay đổi hành vi mà bạn cung cấp, nếu bác sĩ thấy cần thiết sẽ tiến hành xét nghiệm máu, chụp x-quang hoặc một số xét nghiệm khác. Một số kết quả xét nghiệm sẽ có ngay lập tức nhưng số khác cần vài ngày mới có kết quả.
Nếu bác sĩ không phát hiện thấy mèo có các vấn đề sức khỏe, có thể nó đã mắc phải hội chứng trầm cảm.
Quan tâm mèo đúng mực
Bệnh trầm cảm nảy sinh ở mèo có thể là do chúng không được chăm sóc đầy đủ. Bạn cần phải đáp ứng nhu cầu được yêu thương của mèo để chúng luôn vui vẻ cũng như cảm thấy an tâm.
Mèo là loài động vật hòa đồng, nhưng lại có tính độc lập cao. Chúng thường sẽ ra hiệu khi nào thì cần được chú ý, và bạn nên cho phép chúng tiến lại gần.
Nếu mèo tiếp cận bạn và thể hiện hành vi chào đón, như là cọ người vào chân hoặc đánh hơi cơ thể bạn, thì nghĩa là chúng đang khao khát sự quan tâm từ bạn.
Bạn không thể lúc nào cũng đáp ứng được nhu cầu của mèo, nhưng ít ra cũng nên vỗ về âu yếm để chúng biết được bạn yêu quý chúng thế nào.
Tìm cách cho mèo chơi nhiều hơn
Nếu công việc của bạn dạo gần đây khá bận rộn và mèo bị trầm cảm do điều này, bạn nên chuẩn bị trò tiêu khiển cho chúng khi bạn không ở nhà. Có rất nhiều cách để mang lại niềm vui cho mèo khi bạn đi ra ngoài.
Mở rèm cửa sổ trong ngày, đặc biệt nếu bạn sống ở khu vực ngoại ô. Bạn nên đặt bàn, tủ, hoặc cây sào để mèo có thể trèo lên cửa sổ.
Chúng thích quan sát khung cảnh ngoài trời, và được tiếp xúc với ánh sáng cũng như chơi đùa trong khi bạn vắng nhà.
Hạn chế dùng hình phạt cho Mèo
la mắng hay đánh đập với hành vi sai trái của chúng ư? cách trừng phạt như thế chỉ làm cho mèo cảm thấy áp lực và sợ hãi.
Khuyến khích mèo thực hiện một số hoạt động đốt cháy năng lượng: giúp tan biến tâm trạng căng thẳng và giảm nội tiết tố gây áp lực, thay vì để Mèo liếm lông quá nhiều. Dành ra ít nhất ba buổi với mỗi buổi kéo dài 10 phút để chơi đùa với mèo.
Ngăn cản động vật lạ lại gần mèo
Mèo hoang chó có thể khiến cho mèo của bạn cảm thấy bị đe dọa về mặt tâm lý. Sự kình địch với một con mèo khác trong nhà là nguyên nhân gây stress lớn nhất.
Tóm lại bạn cần thực hiện những biện pháp sau để giảm bớt stress cho mèo:
- Giảm bớt sự căng thẳng ở mèo bằng cách tìm ổ trú ẩn an toàn cho mèo
- Làm giảm sự nhạy cảm của mèo cưng với người lạ hoặc đồ vật mới
- Không dùng hình phạt, trách mắng với mèo
- Thường xuyên dọn dẹp chỗ ở, chỗ vệ sinh của mèo: dùng loại cát khử mùi hôi tốt và dọn dẹp phân thải của mèo thường xuyên
- Cho mèo chơi những đồ chơi thân thuộc, thích thú
- Tìm đến bác sĩ thú y: sẽ được tư vấn giải pháp tức thời, nhanh chóng
Nếu bạn phải đi xa, hãy cân nhắc việc nhờ bạn bè, người thân trong gia đình hoặc người chăm sóc thú cưng đến nhà chăm sóc cho mèo của bạn, đó có thể là cách tốt nhất.
Hy vọng bằng những kinh nghiệm phía trên, sẽ giúp mèo nhà bạn giảm bớt được stress, khiến boss nhà bạn luôn vui vẻ và đầy sức sống.