Cách Tốt Nhất Để Chữa Trị Mèo Bị Hen

mèo bị hen
4/5 - (19 bình chọn)

Mèo bị hen suyễn là tình trạng các phế quản nhỏ bị thu hẹp đường hô hấp do viêm nhiễm mãn tính cấp tính, gây trở ngại cho việc trao đổi không khí và ảnh hưởng đến việc hô hấp của mèo.

Bệnh dẫn đến sự thu hẹp của đường hô hấp và gây khó thở, đặc biệt là khi thở ra.

Đi kèm theo đó là sự nhạy cảm quá mức của đường dẫn khí dẫn đến các cơn suyễn tái đi tái lại nhiều lần các triệu chứng như: khò khè, khó thở, nặng ngực, ho

Bệnh phát triển có thể làm cho mèo bị khó thở, dễ dẫn đến suy hô hấp, để lâu có thể gây tổn thương vĩnh viễn đến phổi và đe doạ đến tính mạng của mèo.

cách chữa trị mèo bị hen suyễn

Nguyên Nhân Khiến Mèo Bị Hen

Phản ứng dị ứng của viêm phế quản: xảy ra khi đường hô hấp bị viêm do gặp phải chất gây dị ứng chất kích thích khác tác động vào hệ thống miễn dịch.

Các bệnh liên quan đến ký sinh trùng, căng thẳng cực độ, hoặc mèo bị béo phì. Mèo bị hen suyễn có thể liên quan với bệnh khác:

  • nội ký sinh.
  • ký sinh trùng đường hô hấp.
  • khối u.
  • suy tim.
  • viêm phổi.
  • tiểu đường.

Nhận Biết Triệu Chứng Mèo Bị Hen

  • Ho và thở khò khè.
  • Ho dai dẳng trong một thời gian dài.
  • Ngồi xổm kiểu vai gập người, cổ mở rộng và thở nhanh/ thở hổn hển.
  • Nôn ra bọt nhầy trắng.
  • Khi thở thường hay mở miệng .
  • Môi và nướu có màu xanh.
  • Mèo thường hay thờ ơ và biểu hiện yếu ớt.
  • Thậm chí mèo bị bệnh nặng có thể có biểu hiện khó thở, thở gấp.

Ta có thể phân loại mức độ nghiêm trọng của bệnh thành 4 loại sau đây:

1. Nhẹ: Các triệu chứng xảy ra liên tục nhưng không phải xuất hiện mỗi ngày, các triệu chứng cũng chưa thật sự ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của con mèo.

2. Trung bình: Các triệu chứng không xảy ra hằng ngày, nhưng chúng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể sinh hoạt của mèo và khiến chúng suy nhược.

3. Nặng: Các triệu chứng gây suy nhược cho cơ thể xảy ra liên tục hằng ngày

4. Đe dọa tính mạng: Tình trạng co thắt phế quản và khó thở nghiêm trọng gây thiếu oxy, khu vực môi và mũi thay đổi sẽ mang lại cái chết không mong muốn cho con mèo.

Do đó việc phát hiện càng sớm các triệu chứng của bệnh và điều trị sớm là hết sức cần thiết để tránh những hậu quả không mong muốn cho các chú mèo cưng của bạn.

Advertisements

Điều Trị Mèo Bị Hen

Tuỳ thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của bệnh mà có phương pháp điều trị thích hợp cho mèo bệnh, trong đó mục tiêu chính của việc điều trị hen suyễn đó chính là: giúp giảm tình trạng viêm ở đường thở, làm giãn đường hô hấp và từ đó làm giảm việc sản xuất các chất nhầy.

Để điều trị các triệu chứng do viêm, sử dụng thuốc Corticosteroid là rất hiệu quả. Tuỳ thuộc vào tình trạng riêng của từng con mèo mà bác sỹ thú y có thể áp dụng cho uống hoặc tiêm để điều trị cho chú mèo.

Ngoài ra một số loại thuốc khác cũng có thể được sử dụng có thể thông qua uống, hít hoặc tiêm, gel thẩm thấu qua da:

  • Broncodilators
  • Steroid
  • Steroid dạng hít
  • thuốc kháng Histamin
  • Leukotreine
  • thuốc vi lượng đồng căn
  • thảo dược và các loại vitamin C, E….

Thuốc làm giãn đường hô hấp, có các loại: Albuterol, terbutaline, Xanthina. Bạn nên biết là các loại thuốc giãn phế quản không giúp làm giảm viêm trong phổi.

Do đó tốt nhất là bạn nên điều trị đồng thời kết hợp với các loại thuốc có tác dụng làm giảm viêm cho mèo.

Lưu ý: Việc điều trị hen suyễn là hết sức phức tạp, liên quan đến nhiều loại thuốc và ảnh hưởng quan trọng đến sức khoẻ của chú mèo của bạn.

Do đó trong việc điều trị bệnh, cách thức điều trị thế nào, phương pháp nào sẽ được áp dụng, loại thuốc nào cần dùng còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố.

vì vậy bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia và bác sỹ thú y chuyên ngành để giúp tìm ra phương pháp điều trị tối ưu nhất cho các bé thú cưng.

Phòng Tránh Mèo Bị Hen

Bạn có thể phải thay đổi môi trường nhà ở để tránh các chất kích thích ảnh hưởng đến hô hấp của mèo.

  • Không được làm mát không khí.
  • Không hút thuốc trong nhà.
  • Không sử dụng các thuốc xịt hóa học.

Tránh sử dụng một số thực phẩm. Ví dụ: đồ ăn lạnh, tôm, trứng, đồ ăn đóng hộp, hạn chế ăn muối.

Những trường hợp mãn tính, bạn nên chuẩn bị tinh thần cho việc điều trị kéo dài suốt đời. Nên hỏi kỹ bác sĩ thú y những vấn đề bạn còn chưa hiểu rõ.

Việc tái phát phổ biến và có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong. Nếu bạn nhận thấy nó ho hoặc thở không thoải mái, bạn có thể dùng thuốc đã được kê đơn từ đợt điều trị trước. Hoặc là, đưa nó đến bệnh viện thú y để điều trị khẩn cấp.

Lưu ý: hãy làm đúng theo hướng dẫn, quy định của bác sĩ thú y về chế độ ăn uống và liều lượng thuốc nhé. Đặc biệt là không được tự ý ngưng điều trị khi thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm.

Advertisements

Advertisements
Linh Ngọc Đàm
Bs Linh Ngọc Đàm - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học