Những Cách Nhận Biết Khắc Phục Mèo Bị Dại

mèo bị dại
3.8/5 - (62 bình chọn)

Bệnh dại ở Mèo là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus dại gây ra chung giữa động vật và người – gây nên những cái chết với những triệu chứng rất thảm khốc.

Đặc điểm của bệnh là virus tác động vào hệ thần kinh gây rối loạn thần kinh trung ương não bộ dẫn đến viêm não, liệt não làm cho mèo trở nên hoảng loạn điên dại và chết.

Bệnh thường có nguy cơ lây nhiễm cao ở mèo chưa được tiêm phòng, hay đi lang thang ra bên ngoài nhiều và tiếp xúc với động vật hoang dã hay mèo bị nhiễm bệnh.

Bệnh lây chủ yếu qua vết cắn, virus dại được truyền trực tiếp từ chó dại sang chó khỏe qua nước bọt tại vết cắn.

Biểu Hiện Mèo Mắc Bệnh Dại

Sau khi thú bị nhiễm trùng, virus bệnh dại sẽ xâm nhập và phát triển đầu tiên trong mô cơ, ở đây chúng có thể tồn tại mà không bị phát hiện trong nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tháng.

Tiếp đến thường là trong vòng từ 1 đến 3 tháng, virus gây bệnh dại sẽ bắt đầu xâm nhập tới các dây thần kinh trong cơ thể, tấn công tủy sống và não các hệ thần kinh trung ương.

Từ đây bệnh bắt đầu tiến triển một cách nhanh chóng và con vật bắt đầu có những dấu hiệu rõ rệt của bệnh dại.

Trong khoảng thời gian này, mèo sẽ có chút thay đổi về thể trạng với những biểu hiện không rõ ràng. Các triệu chứng bệnh không rõ ràng của giai đọan đầu bao gồm:

  • đau cơ
  • bồn chồn
  • dễ cáu gắt
  • hay rùng mình
  • sốt
  • chứng bất ổn
  • sợ ánh sáng, chứng sợ hãi tột độ với ánh đèn sáng
  • chán ăn
  • nôn mửa
  • tiêu chảy
  • ho hen
  • không thể hoặc không muốn nhai nuốt


Tìm kiếm các triệu chứng của thể dại đơ hay thể dại bại liệt.

Thể dại đơ là thể dại phổ biến ở mèo. Một con mèo mắc chứng dại đơ sẽ có dấu hiệu lờ đờ, hoảng loạn và ủ rũ.

Ở thể dại này, mèo thường không có biểu hiện hung dữ và hiếm khi cắn xé. Các triệu chứng của thể dại đơ hay thể dại bại liệt gồm có:

  • bại liệt không thể di chuyển ở chân, cơ hàm, hay một phần cơ thể
  • hàm trễ xuống, dáng vẻ như “bị đơ”.
  • nước dãi lòng thòng sùi bọt xung quanh miệng
  • nhai nuốt khó khăn

Cách Điều Trị Mèo Bị Bệnh Dại

Không nên tự mình cố bắt lấy một chú mèo bị dại. Nếu bạn trông thấy những triệu chứng nhiễm bệnh trên một chú mèo, phương án tốt nhất là liên hệ với cơ quan kiểm soát động vật.

Advertisements

Với cách này, mèo sẽ được đưa đến bác sỹ thú y mà không gây nguy hiểm cho bạn. Bạn nên liên lạc với cơ quan kiểm soát động vật khi chú mèo nhà bạn có biểu hiện hành xử kỳ lạ hoặc tỏ thái độ hung hăng.

Mang mèo đến gặp bác sỹ thú y. Nếu mèo nhà bạn bị mèo khác hay động vật khác cắn phải, hãy cho nó vào lồng nhốt và mang đến bác sỹ thú y càng sớm càng tốt.

Bác sỹ thú y sẽ hỏi bạn về khả năng phơi nhiễm với bệnh dại, mùi hôi thường trực trong sân, khả năng tiếp xúc với gấu trúc Mỹ, hay bất cứ con dơi nào quanh khu vực, và theo dõi mèo nhà bạn.

Yêu cầu tiêm nhắc lại vắc xin chủng ngừa bệnh dại cho mèo của bạn. Nếu mèo nhà bạn trước đó đã được tiêm chủng ngừa dại, nó sẽ được tiêm nhắc lại mũi vắc xin chủng ngừa bệnh dại ngay sau khi bị cắn.

Điều này sẽ hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mèo chống lại virus. Nên theo dõi các dấu hiệu bệnh dại trên mèo trong vòng 45 ngày.

Bạn có thể thực hiện việc này ngay tại nhà miễn là chú mèo nhà bạn sẽ được nhốt lại và không tiếp xúc với bất kỳ loài vật hay con người bên ngoài.

Bị Mèo cắn có cần tiêm phòng dại

Khi bị mèo cắn có 2 vấn đề cần được xử trí ngay. Thứ nhất là vết thương phải rửa sạch bằng xà phòng và bôi thuốc sát khuẩn, nếu vết thương có sưng tấy cần dùng kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn.

Thứ hai là theo dõi con vật, phải nhốt con vật lại theo dõi trong 2 tuần, nếu con vật ốm hoặc chết thì bạn phải tiêm phòng ngay.

Sở dĩ như thế vì khi con vật bị dại trong nước bọt của nó sẽ có virut dại, nên khi cắn virut dại từ nước bọt của súc vật sẽ nhiễm qua vết cắn vào máu của bạn, từ đó virut gây nhiễm độc thần kinh.

Khi người bị súc vật cắn đã lên cơn dại thì hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên dễ bị tử vong.

Như thư bạn nói thì vết cắn của bạn có biểu hiện nhiễm khuẩn sưng tím, nên cần được dùng kháng sinh và quan trọng hơn là con mèo cắn bạn đang bị ốm nên bạn cần đi tiêm phòng ngay.

Advertisements

Advertisements
Linh Ngọc Đàm
Bs Linh Ngọc Đàm - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học