6 Cách Bạn Có Thể Chăm Sóc Nuôi Mèo Ba Tư Tốt Hơn

Chăm Sóc Nuôi Mèo Ba Tư
4.6/5 - (5 bình chọn)

Mèo Ba Tư hay còn gọi là mèo Persian, là một trong những giống mèo cảnh được các hộ gia đình chào đón về nuôi một cách khá nồng nhiệt.

Với thân hình xinh đẹp cùng với bộ lông quyến rũ đảm bảo bạn sẽ bị nó hút hồn ngay nếu như bạn thực sự là một trong những người yêu thích mèo.

Tuy nhiên, đặc thù của mèo Ba Tư khá khó chăm sóc, đặc biệt là bộ lông dày khiên việc chải lông phải làm hầu như hàng ngày.

Cách Chăm Sóc Mèo Ba Tư

Ngoài ra giống mèo này còn mắc một số vấn đề về sức khỏe và một số bệnh bẩm sinh, gây khó khăn cho việc nuôi và nhân giống chúng ở Việt Nam.

Bài viết này sẽ chia sẻ cách nuôi mèo Ba Tư con và trưởng thành và cách chăm sóc, vệ sinh, chải lông hàng ngày cho những em Ba Tư.

Cách Chăm Sóc Mèo Ba Tư

Không giống như những chú mèo ta sương gió, bụi đời, xuề xòa thế nào cũng được thì mèo ba tư cần có một con bạn biết cách chăm sóc chúng đúng cách.

Dinh dưỡng cho mèo Ba Tư rất quan trọng, giống mèo này hàng thế kỷ được nuôi bởi các gia đình hoàng gia quý tộc nên khá chảnh, không phải cho gì cũng ăn.

Thêm vào đó, một em mèo Ba Tư đẹp phải mũm mĩm, má phính, mặt tròn, vì vậy phải có chế dinh dưỡng hợp lý để giữ cân mà không bị béo phì.

Cách Cho Mèo Ba Tư ăn

Cách Cho Mèo Ba Tư ăn

Mèo Ba Tư con dưới 1 tháng tuổi chỉ nên cho bú mẹ vì lúc này hệ tiêu hóa của mèo chưa tốt và cũng chưa có răng để nhai.

Bắt đầu từ 1 – 2 tháng tuổi, bạn bắt đầu cho ăn dặm với cháo loãng trộn với nhiều thịt xay thật nhuyễn.

Mèo cứng cáp hơn bạn có thể giảm dần độ loãng của thức ăn. Khối lượng thức ăn mỗi ngày với mèo ở độ tuổi này từ 25 – 40g / ngày, chia là 5 bữa để dễ hấp thụ.

Mèo con từ 2 – 4 tháng tuổi. Lúc này đã khá cứng cáp, chỉ cần cho ăn 3 bữa / ngày, với khối lượng 40 – 65g.

Thời gian này có thể bắt đầu tập cho mèo ăn các loại thức ăn khô đóng gói, vì không phải lúc nào bạn cũng có thời gian để tự nấu.

Mèo từ 4 tháng tuổi trở lên. Lúc này đã được coi là cỡ nhỡ, chỉ cần cho ăn 2 bữa / ngày với khối lượng từ 60 – 80g cho mèo nặng dưới 3kg, và 80 – 130g cho mèo nặng trên 3kg.

Thức Ăn Cho Mèo Ba Tư

Thức Ăn Cho Mèo Ba Tư

Thức ăn sẵn rất được ưa chuộng vì nhanh và sạch sẽ, bạn không phải lúc nào cũng có thời gian rảnh đều nấu cho em mèo ăn cầu kỳ.

Tuy nhiên không phải loại thức ăn nào cũng tốt cả, bạn nên chọn thức ăn của Royal Canin, thức ăn dành cho thú cưng được nhiều trại mèo lớn trên thế giới sử dụng.

Royal Canin phân ra nhiều loại thức ăn để phù hợp với nhu cầu của mèo ở từng độ tuổi. Mèo từ 2 – 4 tháng tuổi có thể thể cho ăn Royal Canin Mother and Baby Cat.

Từ 4 – 8 tháng dùng Royal Canin Kitten. Và trên 8 tháng tuổi dùng thức ăn Royal Canin 27 Indoor và 32. Ngoài thức ăn khô kể trên, có thể dùng thức ăn ướt như Pate ướt của Royal Canin.

Thức ăn tươi cũng rất cần thiết, bạn nên cho em Ba Tư ăn thức ăn tươi càng nhiều càng tốt, ít nhất 2 ngày phải có 1 bữa thức ăn tươi, để tăng hương vị, tránh nhàm chán.

Thức ăn sẵn chỉ nên dùng khi chống cháy. Mèo là động vật ăn thịt, chế độ ăn của chúng phải có nhiều thịt.

Advertisements

Chúng rất thích thịt bò, bình dân hơn thì thịt gà hoặc cá. Hạn chế cho ăn thịt lợn vì thịt lợn nhiều mỡ, nhưng nội tạng lợn như gan, tim, bầu dục, óc thì rất tốt.

Tránh cho ăn thịt hoặc nội tạng sống, nên trụng sơ qua nước sôi, vì thực phẩm ở việt nam không được sạch.

Cũng cần cho ăn thêm một chút xíu cơm, cháo sẽ tốt hơn, và rau củ quả xay nhuyễn sẽ tốt hơn, để bổ sung thêm vitamin và tăng đề kháng.

Cách Vệ Sinh Cho Mèo Ba Tư

Cách Vệ Sinh Cho Mèo Ba Tư

Ngoài việc chải lông hàng ngày cho mèo ba tư, các bạn chú ý thêm tới những cách vệ sinh khác sau

Chăm Cóc Mắt: Do lông của mèo ba tư phần mắt cũng khá dài nên “sen” chú ý tỉa bớt cho mèo và dùng bông gòn lấy rỉ mắt thường xuyên để tránh nhiễm trùng.

Vệ Sinh Tai: Như những chú mèo khác, mèo ba tư không thể tự làm sạch tai. Bạn chú ý tỉa lông xung quanh tai và dùng khăn ướt lau sạch vành và lỗ tai cho mèo.

Chăm Sóc Móng: 1 tuần kiểm tra 1 lần để cắt bớt móng cho mèo, vừa tránh chúng cào xé đồ đạc trong nhà vừa giúp chúng không bị đâm ngược vào lòng bàn chân khi móng dài.

Tắm Vệ Sinh: Mèo ba tư là một trong số ít giống mèo không sợ nước nên việc tắm cho chúng khá dễ chịu.

Bạn chỉ cần chú ý không dội nước lên đầu chúng bởi mũi chúng ngắn nên dễ bị sặc hơn bình thường.

Đối với mèo ba tư nên tìm mua các loại sữa tắm chuyên dụng để chăm sóc bộ lông cho chúng.

Cách Chăm Sóc Lông Cho Mèo Ba Tư

Cách Chăm Sóc Lông Cho Mèo Ba Tư

Bộ lông dài luôn là điểm quyến rũ nhất của giống mèo Ba Tư giống lông dài, vì vậy bạn cần phải chải lông hầu như hàng ngày, khá vất vả đó.

Giống mèo này cũng rụng lông rất nhiều nên sẽ không thích hợp với các bạn ưa sạch sẽ. Với giống Ba Tư lông dài, bạn nên tắm cho chúng hàng tháng với dầu gội dành riêng cho mèo để giữ lông chúng mềm mượt và ngăn rụng.

Giống mèo Ba Tư lông ngắn thì chăm sóc lông đơn giản hơn nhiều. Chỉ cần chải chuốt 1 lần / tuần để loại bỏ lông rụng.

Chúng cũng sạch sẽ và ít rụng lông hơn giống lông dài nên chỉ cần tắm cho chúng vài tháng 1 lần.

Cũng cần cắt tỉa bớt những sợi lông quá dài để giữ cho chúng gọn gàng, luôn tròn trịa đáng yêu.

Cách Chăm Sóc Sức Khỏe Mèo Ba Tư

Cách Chăm Sóc Sức Khỏe Mèo Ba Tư

Giống mèo Ba Tư, cả lông ngắn và lông dài đều gặp khá nhiều vấn đề về sức khỏe. Điển hình nhất là hô hấp khó khăn do chúng có mũi nhỏ, mặt tịt nên hít thở kém.

Bạn không nên để chúng ở nơi quá bụi bặm, hoặc nơi quá nóng và kín vì chúng có thể bị ngạt mũi bởi chính lông rụng của mình. Phải lau mũi cho chúng hàng ngày để tránh bị ngạt.

Mèo Ba Tư hay bị chảy nước mắt do mí mắt chúng cụp, lông cọ vào giác mạc. Nước mắt chảy nhiều khiến lông dưới mắt bị bết lại trông rất bẩn.

Bạn cần lau mặt và vệ sinh mắt cho chúng hàng ngày bằng khăn ẩm để tránh bị đau mắt. Đánh răng hàng tuần, hoặc tuần 2 lần, rất cần thiết đề phòng ngừa các bệnh răng miệng.

Bệnh u thận đa nang. Đây là 1 bệnh di truyền nguy hiểm ở mèo, có một tỉ lệ khá cao mèo Ba Tư mắc bệnh này. Nếu em mèo của bạn mắc thì rất khó chữa trị và chi phí cũng rất tốn kém.

Advertisements

Advertisements
Linh Ngọc Đàm
Bs Linh Ngọc Đàm - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học