Mách Bạn Bí Quyết Vệ Sinh Tai Cho Mèo Một Cách Dễ Dàng

vệ sinh tai cho mèo
4.9/5 - (37 bình chọn)

Vệ sinh tai cho mèo là công việc khá quan trọng trong quá trình nuôichăm sóc mèo, Nhưng không phải ai cũng biết vệ sinh.

Vì tai được xem là một bộ phận khá nhạy cảm trên cơ thể mèo, rất khó để vệ sinh nếu chúng ta làm không cẩn thẩn thậm chí khiến mèo rách màng nhĩ.

Nhưng nếu ta không vệ sinh tai thường xuyễn sẽ khiến mèo nhà bạn dễ bị bệnh viêm tai, nhiễm trùng và các bệnh do dịch hạch như ve tai, bọ chét, nhiễm nấm men rất dễ gặp.

Vậy việc vệ sinh tai cho mèo như thế nào là đúng cách để mèo của mình thoải mái mà lại không bị ảnh hưởng tâm lí. Sau đây Gia Đình Pet sẽ bật mí ngay cho bạn nhé.

cách vệ sinh tai cho mèo

Cách Vệ Sinh Tai Mèo

Trước khi tự mình làm sạch tai cho mèo, bạn nên đưa chú ta đến bác sĩ thú y để kiểm tra toàn diện và chắc chắn rằng mèo đang có đôi tai hoàn toàn khỏe mạnh.

Dụng cụ cần chuẩn bị để vệ sinh tai

Để vệ sinh tai mèo thì chúng ta cần chuẩn bị những dụng cụ, cũng như vật dụng kèm theo, để đảm bảo tai mèo sau khi vệ sinh được sạch cũng như an toàn nhất.

  • Dung dịch vệ sinh tai
  • Bông gạc tiệt trùng
  • Tăm bông bằng nhựa

Các Loại Dung Dịch Vệ Sinh Tai Mèo

Có rất nhiều dung dịch vệ sinh tai mèo được rao bán trên thị trường. Tuy nhiên, theo chia sẻ từ những người nuôi mèo lâu năm, không nên tùy tiện mua. Tốt nhất là nên sử dụng các loại dung dịch vệ sinh tai mèo dưới đây:

Dung dịch vệ sinh tai mèo Joyce & Dolls: không chứa cồn và không gây dị ứng. Hiệu quả có thể cảm nhận được nhanh chóng là khử mùi trong tai của vật nuôi. Nhẹ nhàng làm sạch để loại bỏ các vi trùng trong tai.

Dung dịch vệ sinh tai mèo Saloge: làm sạch ráy tai, khử mùi hôi tai cho mèo hiệu quả. Thích hợp cho việc chăm sóc mèo và sử dụng hàng ngày cho thú cưng của bạn.

Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có thể sử dụng dung dịch vệ sinh tai mèo trong thời gian dài hơn.

Advertisements

Các Buớc Vệ Sinh Tai Mèo

Trước khi vệ sinh tai cho mèo bạn cần kiểm tra tổng quát và kỹ lưỡng để tránh gây tổn thương vùng tai cũng như giúp việc làm sạch trở nên dễ dàng hơn, và thực hiện theo phương pháp sau đây:

Lau tai mèo

Khi lau tai cho mèo bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ thú y trước khi làm. Có thể nhỏ vài giọt dung dịch vệ sinh tai mèo vào một miếng bông sạch hoặc miếng gạc vô trùng, bạn nhẹ nhàng gập tai của mèo ra sau.

Sau đó dùng bông/miếng gạc đã được tẩm dung dịch vệ sinh tai mèo để làm sạch bụi bẩn và ráy tai bên trong.

Chú ý bạn không được chà xát bông/gạc vào tai. Hoặc cố lau phần ốc tai vì điều đó có thể làm tổn thương và nhiễm trùng tai.

Tra thuốc nhỏ tai cho mèo

Khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho mèo, bạn cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc hỏi rõ bác sĩ thú y, các bước nhỏ tai cho mèo như sau:

  • Dùng bông/gạc vô trùng ẩm đã nhỏ dung dịch vệ sinh tai mèo để lau sạch bên ngoài.
  • Nhẹ nhàng gập vành tai ra sau, nhỏ đúng lượng thuốc cho phép vào tai mèo. Và để thuốc chảy xuống tận cuối ốc tai.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng phần chân tai để thuốc dễ ngấm vào ốc tai.

Lưu Ý Khi Vệ Sinh Tai Cho Mèo

Trong những lần đầu tiên thực hiện, bạn nên đóng kín cửa ra vào, cửa sổ thì rất có thể chú mèo khi chưa quen với việc vệ sinh tai của bạn sẽ hoảng loạn và bỏ chạy đi mất.

Làm sạch vùng tai trong của mèo bằng băng gạc hoặc tăm bông bằng nhựa.

Tuyệt đối không dùng loại tăm bông loại thanh gỗ cứng vì bạn có thể sẽ vô tình làm thủng màng nhĩ của mèo nếu không cẩn thận.

Nếu từ trước đến nay, bạn chưa bao giờ vệ sinh tai cho mèo, thì bây giờ hãy chịu khó quan sát các biểu hiện có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, hư tai… ở mèo như:

  • Những vết đỏ bất thường
  • Các đốm đen nhỏ như bã cà phê
  • Tai mèo thường xuyên chảy nước và bốc mùi khó chịu
  • Trầy xước
  • Mèo thường xuyên gãi tai

Đặc biệt, bất kì loại chất lỏng nào chảy ra từ tai mèo cũng được xem là dấu hiệu nghiêm trọng và bạn nên đưa em ấy đến hỏi thăm bác sĩ thú y ngay.

Hy vọng bằng những kiến thức vệ sinh tai mèo mà Gia Đình Pet hướng dẫn trên, giúp phần thêm kinh nghiệm cho bạn nuôi và chăm sóc mèo.

Advertisements

Advertisements
Linh Ngọc Đàm
Bs Linh Ngọc Đàm - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học