Cách Ít Người Biết Để Tẩy Giun Cho Mèo Hiệu Quả

tay giun san cho meo
4.4/5 - (19 bình chọn)

Đáng buồn là ngay cả những chú mèo được chăm sóc kỹ trong điều kiện môi trường tốt nhất thì vẫn có khả năng nhiễm giun.

Mèo là một động vật dễ bị tấn công bởi các kí sinh trùng đường ruột như giun sán, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng nếu không được phòng ngừa kịp thời.

Vậy tẩy giun cho mèo như thế nào? lịch tẩy giun ra sao? mời các bạn tham khảo bài viết của Gia Đình Pet bên dưới nhé.

dấu hiệu mèo bị giun

Nhận Biết Dấu Hiệu Mèo Bị Nhiễm Giun Sán

Dựa vào thói quen ăn uống, thể trạng của mèo bạn có thể biết mèo bị nhiễm giun sán hay không? một số dấu hiệu mà bạn nên quan tâm như:

  • Mèo đi ngoài có giun sán.
  • Mèo mệt mỏi, yếu ớt, thường xuyên bỏ ăn.
  • Mèo ăn uống đầy đủ, ăn nhiều nhưng không lên ký.
  • Suy nhược cơ thể trong thời gian dài.

Kiểm tra phân mèo. Dấu hiệu nhiễm giun thường gặp nhất là thấy giun tận mắt. Bạn có thể nhìn vào phân mèo để phát hiện giun.

Các đoạn sán dây thường đứt lìa và thải ra ngoài theo phân. Những đoạn sán này trông giống như hạt gạo nhỏ. Bạn thậm chí còn có thể nhìn thấy chúng di chuyển như những con giun nhỏ trong phân tươi.

Tìm dấu hiệu tiêu chảy,một số bệnh có thể gây tiêu chảy cho mèo. Tuy nhiên, tất cả các loại giun đường ruột như giun đũa, giun mócsán dây có thể gây phân lỏng.

Trong trường hợp khác, mèo có thể bị xuất huyết kết tràng và kích thích đường ruột. Bạn nên thu thập giun vào một cái túi và đem đi xét nghiệm ở phòng khám thú y.

Quan sát dấu hiệu nôn, giun đũa có thể gây nôn ở mèo. Mèo thậm chí có thể nôn ra giun lớn giống như sợi mì ống.

Nôn cũng là triệu chứng tiềm ẩn của giun chỉ. Cũng giống như các vấn đề về phân, bạn nên cố gắng thu bã nôn của mèo vào một túi nhỏ.

Theo dõi cân nặng của mèo. Mèo bị nhiễm giun sán đường ruột hoặc giun chỉ có thể bị sụt cân.

Cân nặng của mèo có thể thay đổi rõ ràng hoặc không rõ ràng, tùy thuộc vào kích thước và số lượng giun.

Đưa mèo đi khám thú y, bạn không nên tự điều trị giun cho mèo nếu chưa có kinh nghiệm, cần có sự trợ giúp của bác sĩ thú y. Bác sĩ thú y có thể phân tích mẫu phân và chẩn đoán giun cho mèo.

Bạn cần thu thập mẫu phân và mang đến phòng khám thú y để xét nghiệm. Nếu nghi ngờ mèo bị nhiễm giun chỉ, bác sĩ thú y có thể lấy mẫu máu định kỳ.

Có rất nhiều loại giun khác nhau và mỗi loại có cách điều trị riêng, do đó bạn nên biết chính xác mèo nhiễm loại giun nào trước khi bắt đầu điều trị.

lich tay giun cho meo

Lịch Tẩy Giun Cho Mèo

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của mèo mà lịch tẩy giun cho chúng sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Khi mèo đạt từ 3 – 8 tuần tuổi: thực hiện xổ giun 2 tuần/lần. Lúc mèo được 3 tuần tuổi: xổ lần thứ 1. Lặp lại vào lúc mèo được 5 và 7 tuần tuổi.

Khi mèo đạt từ 2 – 6 tháng tuổi: thực hiện việc xổ giun 1 tháng/lần. Tức là sau lần xổ giun lúc chúng được 7 tuần tuổi, đúng 1 tháng sau bạn thực hiện xổ giun lần thứ 4. Lặp lại hằng tháng cho đến khi chúng đủ 6 tháng tuổi.

Khi mèo đạt từ 6 – 12 tháng tuổi: cứ 2 – 3 tháng xổ giun 1 lần. Như vậy là từ lần tiêm lúc 6 tháng tuổi, đến khi chúng được 8 tháng, 10 tháng và 12 tháng xổ giun.

Khi mèo đạt từ 1 tuổi trở lên: cứ 6 tháng xổ giun 1 lần cho đến hết vòng đời của mèo.

cach tay giun cho meo

Advertisements

Cách Tẩy Giun Cho Mèo Tốt Nhất

Mèo có thể bị nhiễm giun sán ngay từ lúc còn nhỏ, bọ chét hay kí sinh trùng có thể tấn công từ bên ngoài và giun sán có trong thức ăn tấn công từ bên trong.

Vậy nên bạn cần tẩy gium cho mèo đúng chu kỳ, giúp mèo của bạn luôn khỏe mạnh, sau đây là một vài cách và lưu ý trước khi tẩy giun cho mèo.

Cho mèo nhịn ăn nửa buổi trước khi tiến hành tẩy giun. Có như vậy mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Thường thì bạn nên giảm bớt phân nửa khẩu phần ăn cho mèo vào buổi tối.

Thì đến sáng hôm sau, sau khi mèo ngủ dậy cũng đủ qua một thời gian dài rồi, lúc này bạn cho chó mèo uống thuốc sổ giun là hợp lý nhất.

Bạn có thể nhét thuốc trực tiếp vào miệng chó mèo. Hoặc tán nhuyễn trộn vào thức ăn ngon như pate để dụ mèo ăn.

Lưu ý: Cho mèo uống sổ giun với lượng thuốc vừa đủ theo đúng hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc.

Nếu bạn cho mèo uống quá liều, sẽ dẫn đến tình trạng chó mèo bị sốc thuốc, người lừ đừ mệt mỏi, bỏ ăn, có thể dẫn đến bệnh.

Trộn thêm men tiêu hóa vào thức ăn. Nếu mèo của bạn có đường tiêu hóa không tốt, bạn có thể trộn thêm men tiêu hóa vào thức ăn cho mèo ăn sau khi sổ giun.

Do mới sổ giun nên bạn không nên cho mèo ăn nhiều, mà chỉ cho ăn một ít thôi nửa khẩu phần ăn. Đến hôm sau thì cho ăn uống lại bình thường.

Hoặc bạn tán nhuyễn và trộn lẫn vào trong thức ăn mà mèo của bạn thường xuyên ăn nhất, và có thể hòa nước rồi dùng ống tiêm đã bỏ mũi kim, bơm thuốc vào cổ mèo cho mèo uống.

tay giun cho meo bao nhieu tien

Tẩy Giun Cho Mèo Bao Nhiêu Tiền

Trên thị trường hiện lưu hành rất nhiều loại thuốc tẩy giun cho mèo, có loại được điều chế theo dạng đặc trị một loại giun, có loại có thể tẩy chung được tất cả các loại giun sán. Trong đó nổi bật lên một số loại thuốc sau:

Virbac exotral: vỉ 6 viên giá 150.000 – 160.000đ

Bio Rantel (Pyrantel Pamoate): vỉ 5 viên giá 90.000 – 100.000đ. Thuốc rất an toàn, dùng được cho cả chó lẫn mèo.

Sanpet: vỉ 10 viên giá 160.000 – 180.000đ. Thuốc an toàn, thường dùng theo đơn.

Interceptor: hộp 6 vỉ, vỉ 5 viên, giá siêu đắt 950.000 – 1.000.000đ. Chỉ dùng cho mèo từ 8 tuần tuổi trở lên.
Drontal: hộp 2 viên giá 70.000 – 80.000đ. Chỉ dùng cho mèo trên 8 tuần tuổi

Tùy theo tình trạng mèo bạn nhà và khả năng tài chính của mình, bạn nên tham khảo trước bảng giá này để có thể nhờ bác sỹ giúp đỡ tư vấn và chọn loại thuốc tẩy giun cho mèo phù hợp với mèo cưng của bạn.

cach phong ngua giun cho meo

Cách Phòng Ngừa Giun Cho Mèo

Cho mèo dùng thuốc ngừa ký sinh trùng thường xuyên. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để biết thêm chi tiết.

Một số loại thuốc như Selamectin có tác dụng trong đề phòng nhiều loại bọ chét, giun chỉ, giun móc, giun đũa và các ký sinh trùng khác.

Thường xuyên dọn sạch hộp cát vệ sinh cho mèo. Bạn nên dọn phân thường xuyên để ngăn ngừa lây lan giun.

Mang găng tay nhựa dùng một lần và khẩu trang nếu có thể để không hít phải bụi phân. Cho toàn bộ rác thải của mèo vào túi rác.

Bạn cũng có thể dùng khăn giấy và xịt kháng khuẩn tự nhiên để lau sạch bên trong hộp cát vệ sinh.

Advertisements

Advertisements
Linh Ngọc Đàm
Bs Linh Ngọc Đàm - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học