Cách Nhận Biết Nguyên Nhân Khi Mèo Thở Khò Khè

mèo thở khò khè
5/5 - (1 bình chọn)

Khi bạn nghe thấy âm thanh khò khè từ mèo, thì đừng vội chủ quan là bé chỉ bị cảm ho sổ mũi thông thường như người nhé.

Mèo nhà bạn đang thở khò khè, mà chưa biết nguyên nhân tại sao, vậy cùng Gia Đình Pet tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên Nhân Mèo Thở Khò Khè

Nguyên Nhân Mèo Thở Khò Khè

Mèo thở khò khè cũng có thể là do mệt mỏi, vừa vận động xong hay mèo quá béo. Những nguyên nhân này thì bạn không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, hầu hết những bệnh về đường hô hấp đều dẫn đến biểu hiện thở khò khè. Do đó, bạn không được chủ quan vì có thể mèo đã mắc phải những bệnh này:

Mèo thở khò khè do Viêm phổi

Viêm phổi dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng hô hấp. Khi đường hô hấp bị viêm, mèo dễ dàng bị tổn thương do những yếu tố từ bên ngoài tác động vào.

Mèo có thể thở khò khè do nguyên nhân khác từ việc chảy nước mũi, chảy nước dãi miệng,…

Cụ thể, khi mèo ăn thức ăn cho mèo hoặc uống nước mà bị sặc, vô tình nước dãi sẽ lọt vào đường thở.

Khi đó, quá trình hô hấp bị cản trở do phế quản hoặc khí quản bị tắc nghẽn nếu không xử lý kịp thời.

Đờm trong phổi có thể do hoạt động của nội tạng bị rối loạn. Nguyên nhân gián tiếp là do phổi bị phù hoặc viêm làm cho nội tạng xảy ra biến chứng.

Mèo thở khò khè do ung thư

Mèo thở khò khè cũng có khả năng là do sự xuất hiện của các khối u. Biểu hiện thở khò khè do ung thư thường không quá khác biệt so với các nguyên nhân kia.

Bạn nên đưa mèo đi khám thú y càng sớm càng tốt để xác định u lành hay ác tính hoặc đã di căn như thế nào.

Advertisements

Nguyên nhân của việc mèo thở khò khè rất phức tạp và có mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Mèo thở khò khè do rối loạn đường hô hấp

Đây chắc chắn là nguyên nhân đầu tiên mà đa số người nuôi mèo đều nghĩ đến khi thấy mèo có biểu hiện bất thường.

Bất kỳ bệnh nào làm rối loạn hệ hô hấp của đều có thể khiến mèo thở khò khè, bao gồm: hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng xoang và chlamydia.

Đối với viêm phế quản và hen suyễn thì mèo có thể bị khò khè thật sự. Mặt khác, với nhiễm trùng xoang, chlamydia và các tình trạng tương tự thì âm thanh này có thể là do nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.

Các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi hoặc viêm phế quản có thể khiến mèo thở khò khè liên tục không ngừng. Ngược lại thì hen suyễn chỉ xảy ra trong một lúc rồi ngưng.

Điều Trị Khi Mèo Thở Khò Khè

Điều Trị Khi Mèo Thở Khò Khè

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào chẩn đoán cuối cùng mà bác sĩ thú y đưa ra đối với các vấn đề về hô hấp của mèo.

Hầu hết các vấn đề hô hấp yêu cầu phải nhập viện cho đến khi tình trạng không có khả năng hô hấp đủ oxy được chữa khỏi.

Mèo sẽ được cung cấp oxy để có thể hít thở và đưa oxy đến các cơ quan, và có thể sẽ phải dùng thuốc, bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch (IV) để giúp thú cưng hô hấp.

Loại thuốc được kê sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra vấn đề hô hấp. Hoạt động của mèo sẽ bị hạn chế cho đến khi vấn đề hô hấp được giải quyết hoặc có nhiều tiến triển tốt.

Nghỉ ngơi trong chuồng có thể là một lựa chọn nếu bạn không có cách nào khác để hạn chế chuyển động của mèo, và bảo vệ mèo khỏi các vật nuôi khác hoặc trẻ em đang hoạt động là một phần quan trọng trong quá trình hồi phục.

Advertisements

Advertisements
Linh Ngọc Đàm
Bs Linh Ngọc Đàm - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học