Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo Và Những Điều Cần Biết

bệnh giảm bạch cầu ở mèo
4.7/5 - (6 bình chọn)

Những chú mèo thường sở hữu những thân hình nhỏ bé, mỏng manh cùng với hệ miễn dịch và sức khỏe không quá tốt.

Do đó, chúng thường phải đối mặt với nguy cơ mắc phải một số những căn bệnh phổ biến.

Và một trong số những căn bệnh được xem là khá nguy hiểm đối với những chú mèo đó là bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Hãy tham khảo ngay bài viết để hiểu rõ hơn về loại bệnh này nhé.

Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo Là gì

Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo Là Như Thế Nào?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo thường được gọi với cái tên khác là bệnh máu trắng ở loài mèo.

Căn bệnh này là hiện tượng hệ bạch huyết và tủy bị rối loạn do đó tạo ra những bạch cầu ác tính.

Những bạch cầu này sau khi được hình thành sẽ phát triển ra ngoài tầm kiểm soát của cơ thể.

Chúng có thể gây lấn át các tế bào khác từ đó khiến cho máu không thể hoàn thành đúng nhiệm vụ của mình cho cơ thể loài mèo.

Cụ thể hơn, trong cơ thể sẽ có ba tế bào máu chính và một trong số chúng đó là bạch cầu.

Những tế bào bạch cầu sẽ có nhiệm vụ chống lại các vật thể lạ trong cơ thể như: vi sinh vật, các loại hóa chất.

Chúng có thể tạo ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể được phát triển tốt.

Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo Do Những Nguyên Nhân Nào

Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo Do Những Nguyên Nhân Nào Gây Ra?

Đầu tiên, bạn nên tìm hiểu và nghiên cứu kỹ những nguyên nhân chính và các đường mà căn bệnh giảm bạch cầu ở mèo có thể lây lan, để phòng ngừa hoặc có những giải pháp điều trị tốt cho những chú mèo cưng của mình.

Những nguyên nhân chính và phổ biến làm xuất hiện căn bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Theo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu về thú y, bệnh giảm bạch cầu ở mèo do một số những nguyên nhân sau đây gây ra:

Do các đặc tính của cơ thể. Một số những chú mèo đã không may mắc phải các độc tố, virus bạch cầu do đó dẫn đến việc hình thành các khối u ác tính.

Đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên căn bệnh máu trắng ở loài mèo.

Do loại Virus FRP gây ra. Loại virus này thường có sức đề kháng khá cao với một số chất như: chloroform, acid, chất sát trùng.

Ngoài ra, chúng còn có khả năng chịu được độ nóng lên tới 56 độ C và duy trì trong 30 phút.

Đặc biệt hơn, loại virus này thường sống trong nhân tế bào của vật chủ và sản sinh với tốc độ rất nhanh.

Loại virus FPV này có thể được lây qua đường miệng. Chúng có thể xâm nhập vào các tế bào lympho ở trong máu và tấn công hệ miễn dịch của cơ thể những chú mèo chỉ trong vòng 24 giờ.

Ngoài ra, chúng còn có thể làm suy giảm bạch cầu và phá hủy niêm mạc ruột của mèo.

Một nguyên nhân khác có thể là do lây lan bệnh từ những con mèo hoang không rõ nguồn gốc.

Có thể bị lây lan ở một số những cơ sở giết mổ.

Advertisements

Những chú mèo mẹ sinh con non có thể là nguyên nhân khiến những chú mèo con bị nhiễm virus khi 2-3 tuần tuổi.

Mèo có thể bị lây bệnh giảm bạch cầu qua những đường nào?

Những chú mèo nhỏ bé, đáng yêu của chúng ta có thể dễ dàng bị lây bệnh giảm bạch cầu ở mèo qua một số những đường như:

Có thể nói toàn bộ động vật họ mèo đều mắc phải căn bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Đặc biệt nhất, trong giai đoạn từ ba tháng đến một năm tuổi sẽ dễ dàng xuất hiện căn bệnh này hơn.

Những chú mèo ở độ tuổi lớn hơn có thể mắc bệnh với thể nhẹ hơn.

Loại virus FPV có thể xâm nhập vào cơ thể của những chú mèo qua những đường như: đường hô hấp, hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, chúng cũng có thể xâm nhập vào hạch amidan hay hạch ruột sau đó vào máu và lan ra khắp cơ thể, nhất là ở những phần mô có sự phân chia tế bào nhanh.

Triệu Chứng Của Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo

Một Số Những Triệu Chứng Của Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo

Khi bị lây bệnh hoặc virus xâm nhập vào các cơ quan trong cơ thể mèo sẽ có thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 2- 3 ngày thậm chí có thể kéo dài hơn là từ 5- 7 ngày.

Thể quá cấp tính của bệnh giảm bạch cầu ở mèo:

Loại bệnh này thường xảy ra rất đột ngột và gây bất ngờ. Những chú mèo khi mắc bệnh có thể sẽ bị đau ở vùng bụng, thân nhiệt hạ xuống thấp, cơ thể bị suy nhược một cách nghiêm trọng. Sau đó, có thể bị chết trong 24 giờ.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo khi ở thể cấp tính

Trong thể này mèo có thể bị sốt cao trong 24 giờ đầu mắc bệnh. Mèo có thể sẽ có những triệu chứng như bỏ ăn, nằm yên không vận động hay di chuyển, luôn ở trong trạng thái vô cảm, cơ thể và lông xù, bẩn, niêm mạc có màu nhợt nhạt.

Ngoài ra, khi mắc bệnh giảm bạch cầu ở mèo chúng có thể xuất hiện một số những triệu chứng như: rối loạn tiêu hóa, khát nước liên tục và dữ dội, nôn ra mật có bọt, phân có mùi thối và có lẫn máu.

Với thể này, bệnh có thể tiến triển từ 2 – 3 ngày trong cơ thể những chú mèo. Sau đó, thân nhiệt của mèo sẽ hạ xuống thấp, dần dần bị hôn mê và chết.

Tuy nhiên, nếu những chú mèo mắc bệnh này sống qua 5 ngày thì có thể sẽ khỏi bệnh hoàn toàn.

Với thể ẩn tính trong bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Thể này thường xuất hiện với những chú mèo trường thành, những chú mèo này khi mắc bệnh có thể bị sốt nhẹ và giảm bạch cầu.

Đối với thể thần kinh của căn bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Trường hợp này xuất hiện ở những chú mèo con khi mẹ của chúng bị mắc bệnh giảm bạch cầu ở mèo trong thời gian đang mang thai.

Do đó, những chú mèo con khi được sinh ra thường không có khả năng điều hòa vận động tốt như những chú mèo bình thường. Cơ thể chúng sẽ rất yếu ớt và khó để duy trì sự sống.

Phòng Ngừa Bệnh Giảm Bạch Cầu Ỏ Mèo

Một Số Những Cách Phòng Ngừa Bệnh Giảm Bạch Cầu Ỏ Mèo

Để giảm thiểu tối đa khả năng những chú mèo của mình mắc phải căn bệnh nghiêm trọng này, bạn cần nên chú ý đến một số những phương pháp phòng ngừa bệnh sau đây:

Cần nghiêm chỉnh thực hiện các công tác vệ sinh cho mèo một cách tốt nhất.

Nên chủ động ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo bằng vaccine: Nên thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh giảm bạch cầu và một số những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp do các loại virus gây ra trên cơ thể mèo.

Qua bài viết trên đây chúng tôi hy vọng rằng có thể giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về căn bệnh giảm bạch cầu ở mèo.

Từ đó, có được sự chuẩn bị về mặt kiến thức và tâm lý tốt nhất để có thể hỗ trợ cho những chú mèo của mình phòng ngừa hoặc điều trị căn bệnh một cách tốt nhất.

Advertisements

Advertisements
Linh Ngọc Đàm
Bs Linh Ngọc Đàm - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học