Khám Phá Những Điều Thú Vị Về Tắc Kè Chưa Từng Hé Lộ

Tắc Kè
4.7/5 - (21 bình chọn)

Tắc kè là một loài động vật bò sát tên tiếng anh gekko gecko, nằm trong chi Tắc kè, họ Tắc kè. Tên của nó được lấy để đặt cho chi và họ này.

Đặc Điểm Nhận Dạng Tắc Kè

Đầu dẹt, hình như hình tam giác, có phủ bởi vảy nhỏ dạng hạt. Mắt màu nâu hoặc vàng cam, mí mắt có màng trong suốt, con ngươi cử động dọc. Mắt tắc kè có độ tập trung rất tốt.

Tắc kè có thân hình khá lớn, đứng thứ hai trong chi Tắc kè, con đực có thể dài tới 30-40 cm, con cái 20–30 cm, với trọng lượng dao động 150-300 g.

dac diem nhan dang tac ke

Tuổi thọ trung bình 7-10 năm, tuy nhiên cá biệt có những con nuôi nhất đã được ghi nhận sống đến 18 năm.

Lưng màu xanh xám nhạt điểm đốm vàng hoặc đỏ sáng, có nhiều nốt sần. Con đực có màu sặc sỡ hơn con cái. Bụng trắng đục hoặc xám pha nhiều chấm vàng nhỏ.

Đuôi chiếm 30-40% chiều dài cơ thể, có 6 – 9 khúc xám xen 6 – 9 khúc vàng nhạt,khi đứt có thể mọc lại, có 2 lỗ dưới hậu môn.

Chân 5 ngón có vuốt trừ 1 ngón không có. Tắc kè thường sống đơn độc, chỉ tìm đến nhau vào mùa giao phối.

moi truong song cua tac ke

Môi Trường Sống Cảu Tắc Kè

Môi trường sống của tắc kè phong phú và đa dạng. Tắc kè hoang dã có mặt ở hầu khắp các nước khí hậu nhiệt đới, nhất là những vùng rừng núi.

Tắc kè thường sống trong những gốc cây, hốc đá, kẽ hở đất, đá, tường nhà và biết kêu, nhưng chỉ có tắc kè đực kêu được thành tiếng “tắc kè”.

Tắc kè hoạt động mạnh vào những mùa ấm áp, những ngày giá lạnh tắc kè ẩn nấp trong tổ, nhịn ăn mà vẫn sống khỏe mạnh.

Trong thời kỳ nhịn ăn, tắc kè sử dụng chất dinh dưỡng ở đuôi để nuôi cơ thể. Vì vậy, bắt tắc kè vào cuối kỳ nhịn ăn giá trị dược liệu sẽ bị giảm.

nhung dieu thu vi ve tac ke

Những Điều Thú Vị Về Tắc Kè

Khả Năng Mọc Lại Đuôi Và Tái Tạo Bộ Não

Tắc kè cũng như các loài thằn lằn khác nổi tiếng với khả năng mọc lại đuôi, bao gồm cả xương cột sống của chúng khi bị đứt.

Advertisements

Nhưng điều này sẽ còn khiến bạn bất ngờ hơn nữa, các nhà nghiên cứu tại Đại học Guelph, Canada mới đây còn phát hiện những con tắc kè có khả năng tái tạo được cả não.

Và bởi vì bộ não của những con tắc kè khá giống với con người, phát hiện này có thể khởi đầu một lĩnh vực nghiên cứu mới, mở ra tiềm năng kích hoạt não bộ tái tạo giúp điều trị chấn thương và các bệnh liên quan đến thoái hóa thần kinh.

kha nang tu tam rua cua tac ke

Khả Năng Tự Tắm Rửa Của Tắc Kè

Mới đây, các nhà khoa học Úc đã phát hiện thấy một khả năng kỳ lạ mới của tắc kè – đó là cơ chế tự làm sạch cơ thể.

Để đưa ra kết luận này, nhà nghiên cứu Jolanta Watson đã quan sát kỹ hành vi của một chú tắc kè được đặt trong hộp kính trong thời gian khá dài.

Nhà nghiên cứu Watson cho biết, chú tắc kè sống ở sa mạc Úc – nói có lượng mưa hiếm và nước khan hiếm.

Tuy nhiên, khi đêm xuống và sáng sớm, thời tiết ẩm hơn, có thể sản xuất nhiều sương và một số ít sương đã đọng lại trên da của tắc kè.

Việc để cho da ngập trong sương là môi trường màu mỡ để vi khuẩn phát triển, sinh sôi. Do đó, cơ thể tắc kè đã sử dụng cơ chế làm sạch bản thân.

Tất cả điều này sẽ xảy ra mà không cần sự trợ giúp nào của lực lượng bên ngoài. Theo chuyên gia, điều này sẽ giúp tắc kè có thể tự động làm sạch da dễ dàng. Cùng với nước, những bụi bẩn, bào tử nguy hiểm sẽ theo đó bắn ra khỏi cơ thể tắc kè.

ban chan sieu kinh di cua tac ke

Bàn Chân Siêu Kinh Dị Của Tắc Kè

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao tắc kè có thể bám tường điêu luyện hay thậm chí “buông lơi” cơ thể từ trần nhà mà vẫn không bị rơi xuống.

Câu trả lời nằm ở tứ chi của chúng. Mỗi bàn chân đều có rất nhiều lông cứng, mỗi sợi lông lại phân mảnh nhỏ hơn.

Electron trong những sợi lông này sẽ liên kết với phân tử trên các loại bề mặt thông qua hiện tượng điện từ.

Nhờ vậy, tắc kè có thể khắc nhập hay khắc xuất đôi chân lên nhiều bề mặt khác nhau chỉ với 1 cái chạm duy nhất.

Advertisements

Advertisements
Nam Ngô
Bs Ngô Nam - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt - Là một bác sĩ trẻ, tài năng. Tốt nghiệp Đại học Nông Lâm Tp.HCM năm 2014 - 2018. Sau đó anh thực hành thú y tại phòng mạch riêng từ 2018 – nay.