Chia Sẻ Bí Quyết Cách Nuôi Tắc Kè Đúng Phương Pháp

Chăm Sóc Và Nuôi Tắc Kè
1.5/5 - (25 bình chọn)

Nuôi tắc kè không vất vả, nặng nhọc. Thậm chí, nuôi nó như một thú chơi như nuôi chim cảnh. Vì vậy, mọi nhà nên nghĩ tới.

ky thuat nuoi tac ke

Tại sao lại không nuôi tắc kè! Hôm nay gia đình pet sẽ hướng dẫn các bạn nuôi và chăm sóc tắc kè nhé.

Kỹ Thuật Nuôi Tắc Kè

Để nuôi tắc kè mọi cần nắm vững một số đặc điểm môi trường sống, đặc tính sinh học, sinh trưởng của tắc kè làm cơ sở cho việc áp dụng kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng một cách thích hợp.

Căn cứ vào tập tính sinh hoạt, đặc biệt là tập tính thích sống ở một hang tổ quen thuộc, không ưa rời chỗ ở cũ chuyển đến nơi khác người ta đã có thể nuôi được tắc kè theo phương pháp bán dã sinh theo các công đoạn sau đây:

lam to nuoi tac ke

Làm tổ nuôi tắc kè

Bọng tổ nuôi tắc kè được chế tạo mô phỏng theo nơi thường ở của nó trong tự nhiên. Bọng tổ là một khúc thân cây rỗng ruột hoặc đục cho rỗng ruột, dài khoảng 1,2-1,5m; đường kinh 20- 25cm, có đục cửa thông hơi và cửa cho tắc kè ra vào.

luyen cho tac ke lam to

Luyện cho tắc kè quen tổ

Sau khi thả con giống vào bọng tổ tạm bịt lỗ ra vào tổ. Treo các bọng tổ vào chuồng luyện có kích thước như một căn buồng nhỏ có mái che, xung quanh bằng lưới thép mắt nhỏ.

Các bọng tổ treo cách nhau 30 – 40cm và cách mặt đất trên 1 m. Sau khi đã đưa các bọng tổ vào chuồng mới mở lỗ ra vào ở mỗi bọng tổ.

Trong chuồng đặt sẵn một số máng tre đựng nước cho tắc kè uống. Vào lúc chiều muộn thả mồi ăn là các loài côn trùng nhỏ vào chuồng. Mỗi con tắc kè ăn khoảng 2 con dế hay châu chấu là đủ bữa cho cả ngày.

Tắc kè hoạt động và ăn uống về đêm, ban ngày chúng lại chui vào tổ. Sau khi đặt bọng tổ vào chuồng luyện, sáng sớm mỗi ngày kiểm tra xem tắc kè đã chui hết vào tổ chưa.

Nếu có con nào ở ngoài người nuôi tạo ra tiếng va động mạnh hoặc té nước làm cho chúng sợ buộc phải chui vào tổ.

Sau ít ngày làm như vậy tắc kè sẽ quen tổ. Đối với một số con không chịu ăn, không chịu vào tổ, cử động lười nhác là những con bị bệnh cần thải loại sớm.

chuyen bong to ra rung

Chuyển bọng tổ ra rừng

Người nuôi khi thấy đều đặn hàng sáng tắc kè đều chui hết vào bọng tổ là dấu hiệu dấu hiệu chúng đã quen tổ sẽ đem các bọng tổ đó treo ngoài rừng và mở cửa cho tắc kè tự do ra vào.

Nên chọn những cây có tán lá sum suê, thân hình cong queo để treo những bọng tổ tắc kè là tốt nhất.

Tắc kè trong các tổ đó sẽ tự đi kiếm ăn về đêm và trở về tổ khi trời sáng. Chẳng mấy ngày chúng sẽ sinh sản trong trong các tổ đó.

sinh san cua tac ke

Sinh sản của tắc kè

Tắc kè đẻ trứng, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Nhờ nhiệt độ ấm áp trong tổ trứng sẽ tự nở ra tắc kè con. Trứng nở sau khoảng 3 tháng.

Tắc kè con thường sống chung tổ với bố mẹ, chúng chỉ đi tìm tổ mới khi tổ cũ đã quá đông các thành viên.

phan biet tac ke duc cai

Phân Biệt Tắc Kè Đực Cái

Cầm con tắc kè ngửa bụng, giữ cho tư thế nằm yên và thẳng, xem các dấu hiệu sau:

Con đực gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi có gờ cao, còn con cái gốc đuôi thon, lỗ huyệt lép hơn. Dưới lỗ huyệt có hai chấm gọi là chấm dưới huyệt, ở con đực chấm dưới huyệt to như hạt gạo, lồi và rất đen, còn con cái mờ và lép.

Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái bóp vào chỗ phồng to của gốc đuôi, nếu là con đực thì có gai giao cấu lòi ra mầu đỏ thẫm, con cái không có.

Tắc kè đực ở mặt trong đùi có một hàng lỗ tạo thành hình chữ V ngược gọi là hàng lỗ trước huyệt, con cái không nổi rõ.

Advertisements

thuc an cua tac ke

Thức Ăn Của Tắc Kè

Tắc kè ăn các loại côn trùng còn sống như: dế mèn, gián, châu chấu, sâu, mối, nhện… hoặc thằn lằn loại nhỏ, chúng có thể ăn thêm cá biển, tôm nõn khô… Tắc kè to ăn mồi to, tắc kè nhỏ ăn mồi nhỏ.

Cách Làm Chuồng Cho Tắc Kè

Tắc kè cứ vào tập tính sinh hoạt, đặc biệt là tập tính thích sống ở một hang tổ quen thuộc trên thân cây, không ưa rời chỗ ở cũ chuyển đến nơi ở khác, nên ta đã nuôi được tắc kè trong chuồng nuôi theo cách sau đây:

ccah lam chuong cho tac ke

Nguyên vật liệu làm chuồng: Gạch, xi măng, cát, gỗ, lưới inox hoặc lưới sắt, ống tre nứa, ke sắt, đinh, thân cây gỗ, vải tối màu.

Kích thước chuồng: Chiều cao cố định: 2m đến 2,2m. Chiều rộng: 1,2m đến 1,5m. Chiều dài tùy theo diện tích của từng hộ gia đình và số lượng tắc kè nuôi, nên làm dài tối thiểu 3m tối đa 10m. Cứ 1m2 nền nuôi khoảng 20 con tắc kè thịt hoặc bố mẹ, 30 con tắc kè con.

1 hoặc 2 mặt chuồng là tường gạch thô để giữ ấm vào mùa đông và giữ ẩm vào mùa hè, 2 hoặc 3 mặt còn lại là lưới.

Làm cửa ra vào cao trên đầu người để người nuôi tiện ra vào. Từ mặt nền xây tường gạch thô cao lên khoảng 50cm để khi dọn rửa chuồng không làm rỉ lưới.

Phía trên tường quây bằng lưới inox hoặc lưới sắt, đường kính mắt lưới 0,3cm. Làm khe hở sát nền dài 20cm – cao 1cm, khe hở này chỉ đủ cho phân tắc kè thoát ra khi rửa chuồng mà con tắc kè không chui ra được. Sau khi rửa chuồng xong đặt vài viên gạch che kín khe hở đó lại tránh các tác động từ bên ngoài.

Bên trong chuồng nuôi treo dọc các ống tre nứa loại to thông hai đầu cho chúng chui rúc và đẻ trứng, treo phía trên cao, tầng trên treo so le với tầng dưới để phân không rơi vào các ống tre phía dưới.

Làm hộc gỗ: Dùng 3 miếng gỗ có độ dài 25cm, cao 7cm dùng đinh cố định chúng lại làm thành cái hộc 3 cạnh tương ứng với chiều dài của con tắc kè.

Mùa hè: Đóng đinh, căng vải mỏng tối màu, màu xanh lá cây cao khoảng 50 – 60cm chạy theo chiều ngang phía trên cao cách tường 3cm,

Tạo độ tối đảm bảo cho tập tính ưa bóng tối của chúng, mặt khác những tấm vải này, cũng rất hữu ích trong việc giữ ẩm và mát mẻ cho chúng vào những ngày thời tiết nóng nực hoặc hanh khô.

Một trong những bí quyết giúp cho việc chăn nuôi con tắc kè mau lớn và khỏe mạnh, bà con sẽ được trang trại phổ biến kỹ lưỡng khi mua con giống.

Mùa đông: Treo, đặt chăn ấm, quần áo ấm vào bên trong chuồng hoặc cho vào thùng catton hoặc thùng xốp.

Quây kín toàn bộ phía bên ngoài chuồng nuôi bằng bạt để giữ ấm cho chúng. Nên dùng các hộp xốp, catton khoét lỗ đặt vào trong chuồng, cho thêm chăn ấm vào trong tạo khe cho chúng ẩn nấp tránh được cái giá rét của mùa đông miền Bắc.

Nên cho thêm các cây gỗ rỗng loại to, cây xanh nhiều lá vào chuồng cho chúng trèo leo bắt mồi tạo cho chúng môi trường giống như ngoài thiên nhiên.

cham soc tac ke

Chăm Sóc Tắc Kè

Đối với tắc kè bố mẹ: Bên trong chuồng cho thêm nhiều ống tre nứa hoặc hộc gỗ loại to, dài khoảng 25cm cho chúng đẻ trứng. Mật độ: 20 con /1m2 nền.

Đối với tắc kè con: Chỉ cần cho hộp xốp, hộp bìa, quần áo, chăn mền cũ, thân cây to là được. Mật độ: 30 con /1m2 nền.

Gác máng nhựa hoặc đặt các khay nước vào trong chuồng cho tắc kè uống nước, lưu ý máng nước hoặc khay nước phải đặt ở trên cao.

Khi nuôi trong chuồng, tắc kè bố mẹ nuôi riêng để giúp cho việc sinh sản quanh năm, trứng cất riêng một chuồng tránh tắc kè bố mẹ ăn trứng.

Tắc kè nhỏ ăn mồi nhỏ nên nuôi một chuồng riêng giúp người nuôi định lượng số thức ăn cho chúng, tránh sự cạnh tranh mồi giữa tắc kè to và tắc kè nhỏ giúp chúng phát triển tốt nhất, nhanh thu thương phẩm.

Tắc kè ngày ngủ, đêm mới ra khỏi tổ kiếm mồi nên khi chăn nuôi chúng ta phải chọn thời điểm thích hợp nhất, để cho chúng ăn cùng một lúc sẽ tạo sự phân chia con mồi được đồng đều, tránh tình trạng con ăn no con ăn đói sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng.

Khi tất cả các con tắc kè ra khỏi tổ, là thời điểm thích hợp nhất để thả mồi vào chuồng cho chúng ăn. Khi cho ăn phải đảm bào chuồng trại sạch sẽ, nếu không con mồi sẽ chạy lung tung dễ lây vi khuẩn từ phân của chúng.

Advertisements

Advertisements
Nam Ngô
Bs Ngô Nam - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt - Là một bác sĩ trẻ, tài năng. Tốt nghiệp Đại học Nông Lâm Tp.HCM năm 2014 - 2018. Sau đó anh thực hành thú y tại phòng mạch riêng từ 2018 – nay.