NỘI DUNG
- Những bệnh thường gặp ở chó Poodle mà Sen cần biết
Những bệnh thường gặp ở chó Poodle mà Sen cần biết
Các bệnh thường gặp ở chó Poodle như viêm da, viêm đường ruột, Distemper, bệnh ho cũi, bệnh loạn sản xương hông. Nếu bạn đang nuôi một bé Poodle thì có thể tham khảo ngay nguyên nhân cũng như cách điều trị các bệnh Poodle dễ mắc phải ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Tổng hợp 5 bệnh thường gặp ở chó Poodle
1. Các bệnh thường gặp ở chó Poodle và cách điều trị
1.1.Các bệnh về da của chó Poodle
Các loại bệnh về da hay bệnh viêm da là căn bệnh thường gặp và cực phổ biến ở chó Poodle cùng nhiều loài chó, mèo khác nhau. Chính vì thế, khi nuôi chó, các chủ nuôi cần nắm bắt rõ một số nguyên nhân, biểu hiện viêm da cũng như cách điều trị dưới đây:
Nguyên nhân gây viêm da
- Lông của Poodle mọc dày, rậm và xoăn xù và xoăn xù: Bởi thế mà nó trở thành địa điểm trú ẩn lý tưởng cho nhiều loại ký sinh trùng khác nhau như bọ chét, rận, ve chó…
Những loài ký sinh trùng này sau khi có môi trường ký sinh sẽ tiến hành hút máu để phát triển và sinh sản. Cùng chính vì điều này mà dẫn đến tình trạng lở loét, viêm da, nấm da ở chó Poodle.
- Cắt tỉa lông Poodle sai cách, gây tổn thương da cho cún: Khi không phát hiện kịp thời và có phương án điều trị cho vùng da bị tổn thương này, chúng sẽ bị nhiễm trùng nặng và còn có thể làm cho vùng da đó bị hoại tử nghiêm trọng.
Biểu hiện của các bệnh về da
- Biểu hiện đặc trưng nhất của viêm da trên Poodle là chú chó của bạn luôn cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Khi mắc viêm da, chúng thường xuyên bứt lông, gặm nhấm, cào cấu bộ lông. Thêm vào đó, tại vùng da bị viêm cũng sẽ xuất hiện tình trạng chảy mủ, đóng vảy và lông vón thành từng cục.
- Một biểu hiện khác đó là tình trạng rụng lông. Khi bạn thấy chú chó Poodle của bạn bị rụng lông quá nhiều, hãy kiểm tra ngay da của chúng, sau đó đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để thăm khám và có cách điều trị kịp thời.
Hướng dẫn điều trị viêm da
- Nếu bệnh vẫn ở tình trạng nhẹ, bạn hãy cách cắt bỏ phần lông ở vùng bị viêm giúp vùng da cần điều trị được thông thoáng, sau đó lấy nước muối pha loãng hoặc oxy già để rửa sạch da. Bạn cần phải thực hiện hàng ngày để kháng khuẩn và chống nhiễm trùng.
- Tiếp đến, bạn dùng thuốc Bivermectin 0,1% bằng đường tiêm, liều lượng tùy thuộc vào cân nặng của từng chú cho Poodle. Nếu chưa biết, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ thú y, đồng thời tránh cho vùng da bị viêm tiếp xúc với nước trong quá trình bị bệnh.
1.2. Bệnh viêm đường ruột ở chó Poodle
Những chú chó có kích thước nhỏ như Poodle thường sẽ rất dễ mắc phải các bệnh đường ruột bởi chúng có hệ tiêu hóa không tốt. Dù nó không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm thì chú chó của bạn sẽ bị ảnh hưởng trong việc hấp thụ thức ăn.
Nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột
- Do giun móc, các loại giun móc thường sẽ xuất hiện ở ruột non: Trông chúng như chiếc móc nhọn cắm vào trong thành ruột, sống ký sinh và hút máu, gây nên tổn thương làm xuất huyết niêm mạc ruột, từ đó dẫn đến tình trạng viêm ruột cấp ở các chú chó Poodle.
- Bệnh đường ruột do virus: Virus là tác nhân gây ra nhiều bệnh ở chú chó Poodle, trong số đó phải kể đến bệnh đường ruột.
- Do vi khuẩn gây ra: Nếu chú chó của bạn ăn đồ ăn không đảm bảo, uống nước bẩn thì có thể tạo điều kiện cho các con vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong cơ thể của chúng. Một số các loại vi khuẩn nguy hiểm như E Coli, Clostridium… phát triển trong niêm mạc ruột, gây ra bệnh đường ruột cấp ở chó Poodle.
Dấu hiệu của bệnh đường ruột
- Chú chó Poodle của bạn có biểu hiện bỏ ăn hoặc ăn ít hơn bình thường. Vài ngày sau, Poodle sẽ rơi vào tình trạng sốt cao trên 38 độ C, kèm theo đó là tình trạng tiêu chảy, nôn mửa. Khi chó đi vệ sinh, bạn sẽ thấy phân của chúng có màu xám đen, loãng và có mùi hôi tanh.
- Biểu hiện tiếp theo là đi không vững, bụng thóp, mắt lờ đờ nếu bệnh kéo dài lâu ngày. Không chỉ có vậy, việc nôn mửa, tiêu chảy liên tục sẽ làm cho chú chó của bạn bị mất nước, có thể nguy hiểm đến tính mạng nến không được bù nước.
- Nếu tình trạng bệnh chuyển nặng, chúng sẽ kiệt sức và nằm một chỗ. Thêm biểu hiện nữa là đi ngoài ra máu, thân nhiệt hạ thấp và ở giai đoạn nặng này thì đến 90% là không thể chữa trị.
Hướng dẫn điều trị
Khi phát hiện những biểu hiện trên, bạn cần đưa Poodle đến ngay bác sĩ thú ý. Thông thường sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc chuyên dụng dưới đây để điều trị bao gồm:
- Một số loại thuốc kháng sinh như Spectylo dùng mỗi liều 1ml với những chú chó Poodle có cân nặng 3 – 5kg. Với những chú chó trên 10kg thì nên dùng Tylenro 5 + 5 với liều 1ml trong 1 ngày.
- Sử dụng một số thuốc đặc trị bệnh như Paravet mỗi liều 1ml cho các chú chó trên 4kg, P.Atropine loại liều 1ml cho Poodle nặng trên từ 10-15kg. PNa.campho dùng liều 2 – 4ml
- Bổ sung thêm một số các loại thuốc bổ bao gồm Vime C liều 500mg, Vitamin B6 liều 1ml, Vitaral liều 1ml cho các chú chó Poodle từ 10kg trở lên.
- Trong trường hợp Poodle bị tiêu chảy và nôn mửa nhiều thì bạn nên cho đi truyền glucose 5% mỗi ngày, vừa cung cấp nước vừa cung cấp chất điện giải cho cơ thể.
- Nếu chú chó Poodle của bạn bị bệnh đường ruột cho giun móc thì sau khi điều trị khỏi 7-10 ngày, bạn cần tẩy giun chó cho. Nếu tẩy giun, bạn có thể dùng một số loại thuốc đặc trị như Levavet liều 0.5 ml/10 kg, Vimectin 0.1% liều 0.2ml/kg.
Lưu ý: Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho Poodle uống khi chưa có chỉ định từ bác sĩ thú ý
Đưa Poodle tới gặp bác sĩ thú y ngay khi thấy triệu chứng bất thường
1.3. Bệnh Care(sài sốt – Distemper) ở chó Poodle
Bệnh Care hay bệnh sài sốt cũng là một trong số các bệnh thường gặp ở chó Poodle, Những chú chó chưa tiêm phòng thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các chú chó khác. Thêm vào đó, loại bệnh này chưa có thuốc đặc trị nên tỷ lệ tử vong cực kỳ cao.
Nguyên nhân gây ra bệnh Care
- Bệnh care xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là khi mưa nhiều, độ ẩm cao, thuận lợi cho virus care sinh sôi và xâm nhập vào cơ thể.
- Các chú chó chó Poodle từ 2 đến 12 tuần tuổi có hệ miễn dịch kém, cộng thêm thời tiết thay đổi đột ngột sẽ trở thành mục tiêu tấn công của virus.
Dấu hiệu của bệnh Care
- Triệu chứng đầu tiên là sốt cao từ 39-42 độ C, đường hô hấp sẽ bị viêm nặng cùng các biểu hiện như ho kéo dài, mắt sưng, chảy nước mũi, dịch chảy ra ở mắt.
- Kèm theo đó là vài ngày sau, cún của bạn sẽ thở khò khè, khó thở do bị viêm phổi cấp.
- Chú chó của bạn sẽ có biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy cho ra máu và dần kiệt sức vì mất nhiều nước. Với biểu hiện này thì bạn còn có thể nhầm lẫn với dấu hiệu viêm đường ruột.
- Hệ thần kinh của chú chó Poodle sẽ rơi vào tình trạng run rẩy, chảy dãi, lên cơn co giật và không thể đi lại được.
- Da cún sẽ nổi lên các nốt mụn mủ, kích thước to, nếu như vậy thì bệnh đã chuyển biến nặng và nguy hiểm.
Điều trị bệnh Care
- Khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh trên chú chó của mình, bạn cần tách đàn ngay lập tức để tránh truyền nhiễm cho những con chó khỏe mạnh khác. Tiếp đến, nhanh chóng đưa chú chó Poodle của mình đến bác sĩ thú y để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị.
- Với căn bệnh này, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh trị nhiễm khuẩn để phòng tránh lây lan như các loại bệnh như Vimexyson C.O.D, Spectylo, Vime-Tobra, Amoxi 15 % LA… Kết hợp với đó là các loại thuốc bổ như Atropin, Na.campho, Vitamin C, Vitamin B…
- Nếu chú chó bị tiêu chảy và nôn mửa, bạn cần truyền dịch Glucose 5% giúp bù nước và điện giải cho cơ thể nhanh hồi phục. Càng điều trị sớm bệnh cơ hội khỏi càng cao, nhưng sẽ có thể để lại các di chứng như động kinh, dị tật ở chân, co giật…
1.4. Bệnh ho cũi ở chó Poodle
Ho cũi, hay thường gọi là viêm khí quản, phế quản truyền nhiễm, loại bệnh cực kỳ thường gặp ở chó Poodle. Bất kỳ chú chó nào cũng sẽ nhiễm loại bệnh này tối thiểu một lần trong đời, nếu điều trị muộn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Nguyên nhân của chú chó Poodle
- Bệnh xuất hiện phổ biến ở các chú chó Poodle dưới 6 tháng tuổi với điều kiện nhiệt độ và môi trường thay đổi đột ngột, Đặc biệt là các chú chó cún mới được nhập khẩu từ nước ngoài về, chưa thích nghi được với khí hậu Việt Nam.
- Một nguyên nhân khác gây ra bệnh ho cũi ở chó, đó là do vi khuẩn. Trong số đó, có 2 loại vi khuẩn là Parainfluenza và Bordetella là 2 loại vi khuẩn đang được lan truyền trong không khí.
Nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể của chú chó, hoặc do chú chó của bạn có thể tiếp xúc với những con chó khác có chứa mầm bệnh.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh ho cũi
- Biểu hiện nhẹ: Chúng sẽ xuất hiện tình trạng ho khan kéo dài, to tiếng, chảy nước mũi, mắt sưng đỏ… kéo dài 15 ngày.
- Biểu hiện nặng: Thì sẽ có các biểu hiện như chú chó rơi vào tình trạng bỏ ăn, sốt cao, ho nặng và khó thở, thậm chí là kiệt sức và dẫn đến bất tỉnh. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra ở các chú chó chưa tiêm phòng.
Cách điều trị bệnh ho cũi
- Khi xuất hiện những cơn ho đầu tiên, bạn nên đưa chú chó của mình đến phòng khám để được bác sĩ thăm khám và điều trị.
- Với bệnh phế quản truyền nhiễm, bác sĩ thường chỉ định dùng kháng sinh để giảm đi triệu chứng ho, hoặc dùng thuốc để điều trị viêm, tránh vi khuẩn lây lan. Với các loại thuốc này, bạn cần sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
1.5. Bệnh loạn sản xương hông ở chó Poodle
Bệnh loạn sản xương hông cũng là một loại bệnh cực kỳ phổ biến ở chó Poodle và bạn cần đưa chúng đến bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh loạn sản xương hông ở chó Poodle được cho là do di truyền, thường xảy ra khi ổ cắm xương hông hình thành không chính xác, khiến chúng bị trật khớp.
Biểu hiện của bệnh
- Biểu hiện lớn nhất của bệnh là khớp hông của chó yếu đi, với một số biểu hiện như chân tay yếu, khó đứng dậy nhảy bằng cả 2 chân sau lên, đi khập khiễng.
- Chó bước những bước nhỏ, ngập ngừng và không muốn chạy nhảy, chơi, leo cầu thang hoặc tập thể dục.
Cách điều trị bệnh
- Để điều trị các chú chó bị bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật
- Trường hợp bị bệnh nhé, bạn có thể chó chú chó kết hợp ăn uống với luyện tập nhẹ nhàng để phần xương khớp dần chắc hơn.
Đảm bảo dinh dưỡng cho chó Poodle
2. Cách chăm sóc phòng bệnh thường gặp ở chó Poodle
Để chăm sóc, phòng chống các bệnh thường gặp ở chó Poodle, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Cho Poodle của mình ăn thực phẩm sạch, uống nước sôi: Các thực phẩm sống cần được nấu chín và tuyệt đối không cho chú chó Poodle dùng thịt sống, trứng sống. Và thức ăn thừa, hết hạn sử dụng hoặc ôi thiu thì nên nhanh chóng đổ đi. Bát ăn hay khay uống nước của cún phải được tráng rửa sạch sẽ sau khi sử dụng
- Tiêm phòng đầy đủ cho Poodle: Bạn nên tiêm phòng đầy đủ các mũi vắc xin cho chó ngay khi còn nhỏ, giúp phòng tránh các bệnh đường ruột do virus gây ra. Tiêm vắc xin phòng bệnh care (VN) hoặc dùng vắc xin DHPPi + L (Hà Lan) khi thú cưng đủ 3 tháng tuổi.
- Vệ sinh môi trường sống của Poodle: Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng cuôi, nơi ở của chú cún nhà bạn. Không nên để tình trạng ẩm ướt hay nấm mốc lâu ngày tại nơi ở của cún. Đảm bảo cho nơi ở, nguồn thức ăn nước uống của chú chó thật sạch sẽ, giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, ký sinh trùng.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe Poodle: Thường xuyên kiểm tra lông và tình trạng da để phát hiện nhanh triệu chứng của bệnh viêm da.
- Lựa chọn Poodle khi mua về nuôi: Nên tìm hiểu xem chú chó bố mẹ có từng bị mắc bệnh không, sàng lọc giống chọn, phối giống với các cá thể chó bố mẹ khỏe mạnh để con sinh ra ít nguy cơ mang bệnh.
- Chăm sóc lông Poodle: Cắt tỉa lông định kỳ cho Poodle 1 – 2 tháng/lần để đề phòng các loại ký sinh trùng phát triển. Bạn cần tắm gội, vệ sinh cho chú chó thường xuyên và sấy khô lông ngay lập tức để tránh vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Ngoài ra, để không mất tiền cũng như thời gian để đưa chó Poodle nhà mình đi Spa thú cưng hàng tháng. Các Sen có thể tham gia khóa học cắt tỉa lông chó ở Hà Nội tại Học Viện Học Cắt Tỉa Lông Chó.
Khóa học này không chỉ cung cấp kỹ thuật cắt tỉa lông chó Poodle một cách chuyên nghiệp và an toàn, mà còn giúp bạn nắm vững kiến thức để chăm sóc và phòng ngừa các vấn đề thường gặp với chó Poodle. Bạn sẽ được hướng dẫn bởi chuyên gia Linh Kimi, giúp bạn tự tin hơn trong việc chăm sóc lông cho Poodle của mình tại nhà.
Cắt tỉa lông định kỳ cho chó Poodle
Trên đây là các bệnh thường gặp ở chó Poodle mà bạn không thể bỏ qua. Hy vọng rằng, với những thông tin trên, bạn đã có thể biết cách phòng tránh được các loại bệnh thường gặp ở chó Poodle, giúp chú chó cưng của mình luôn được khỏe mạnh.
Gửi Phản Hồi