Mẹo Huấn Luyện Chó Đơn Giản Dễ Dàng Bằng Những Bài Tập Sau

huấn luyện chó
4.9/5 - (54 bình chọn)

Chó là loài vật cực kỳ thông minh, nếu bạn biết kết hợp huấn luyện sẽ giúp chú chó của bạn càng trở nên tuyệt vời.

Tuy nhiên để huấn luyện chó thành công, bạn cần phải kiên trì, biết kết hợp những phương pháp huấn luyện đúng.

Bài viết dưới đây Gia Đình Pet sẽ tổng hợp tất cả các bài huấn luyện chó tại nhà đơn giản và dễ hiểu nhất.

Huấn Luyện Chó Ngồi Xuống

Huấn Luyện Chó Ngồi Xuống

Đây là 1 lệnh khá dễ dàng. Những chú chó hầu hết sẽ thực hiện được lệnh này. Lệnh này rất tốt cho việc huấn luyện chó sau này bởi khi chúng ngồi yên thì những bài học sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, thay vì chúng cứ chạy nhảy hay nháo nhào không tập trung. Để thực hiện nó bạn hãy làm theo 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn huấn luyện 1:

Hãy dùng mồi nhử trong giai đoạn này. Bạn nhớ chọn món ăn mà chú chó của bạn yêu thích nhất nhé. Đứng trước chú chó và đặt miếng mồi ngay trước mũi chúng và bắt đầu thực hiện lệnh ngồi

Thông thường chó sẽ nhảy lên để vồ lấy thức ăn. Nhưng bạn hãy hướng dẫn chó chúng không được làm như vậy, mà phải ngồi xuống bằng cách đưa mồi lên theo hướng đỉnh đầu chúng, nhử mồi cao hơn mũi chúng.

Như vậy chú chó sẽ rướn mũi theo miếng mồi, 2 chân sau chúng sẽ thấp dần và ngồi xuống. Khi thấy chúng ngồi xuống bạn hãy lập tức thưởng và khen ngợi chúng. Lặp đi lặp lại nhiều lần kèm theo khẩu lệnh ngồi mỗi ngày

Giai đoạn huấn luyện 2:

Trong giai đoạn này bạn dùng tay thay vì dùng mồi nhử như trước. Hãy đưa tay ra trước mặt chú chó, di chuyển bàn tay đúng như những gì bạn đã làm ở giai đoạn 1 và ra lệnh ngồi.

Nếu chú chó chịu ngồi xuống, bạn hãy thưởng và tiếp tục khen ngợi chúng. Nếu chúng không chịu ngồi, bạn hãy lặp lại giai đoạn 1

Giai đoạn huấn luyện 3:

Khi chó đã quen với lệnh ngồi bằng tay, bạn hãy chuyển qua giai đoạn này bằng cách dùng khẩu lệnh ngồi.

Hãy nói khẩu lệnh ngồi và đưa bàn tay ra xa mặt chó 1 chút. Nếu chú chó ngồi, bạn hãy thưởng và khen ngợi chúng

Nếu chú chó không chịu ngồi, bạn hãy di chuyển tay lại gần gần đầu chúng hơn chút nữa. Nếu chó vẫn tiếp tục không chịu ngồi, bạn hãy lặp lại giai đoạn 2. Kiến nhẫn thử lại nhiều lần cho đến khi chúng hiểu được lệnh ngồi của bạn.

huấn luyện chó đứng lên

Cách Dạy Chó Ngoan Ngoãn Đứng Lên

Cách 1:

  • Khi chó đang ngồi, Cầm thức ăn để ngang tầm với mũi của chúng
  • Bước lùi lại 1 bước, kéo tay cầm thức ăn theo, theo phản xạ chó sẽ dí mũi theo và chuyển thành tư thế đứng.
  • Ngay khi chó đứng lên hô “đứng” và thưởng cho chó.

Cách 2

  • Khi chó đang ngồi, nằm, bạn luồn tay qua bụng chó và đẩy nhẹ lên, tay còn lại kéo nhẹ xích về phía trước.
  • Lúc này chó sẽ đứng lên, hô “đứng” và thưởng cho chó.
  • Làm khoảng 10 – 15 lần rồi cho chó nghỉ

Cho dù đây là cách dạy chó ngoan đơn giản bạn cũng cần kiểm soát thời gian thực hiện để tránh phản tác dụng cho bị “lờn” Cần chú ý vào thời gian tập luyện để đảm bảo sức khỏe cho chó.

Huấn Luyện Chó Tiến Về Phía Bạn

Huấn Luyện Chó Tiến Về Phía Bạn

Mỗi chú chó đều có một tên gọi riêng. Việc gọi tên chó là cách chúng nhận biết mình. Do vậy bạn nên lặp đi lặp lại nhiều lần gọi tên nó.

Khi bạn muốn cún yêu đến với bạn thì bạn có thể nói ngắn gọn “đến đây”. Kết hợp lấy dây kéo nó lại về phía bạn. Hằng ngày bạn nên lặp lại cho nó như thế để nó hiểu những mệnh lệnh của bạn.

Mỗi khi chú chó của bạn vâng lời bạn có thể khen ngợi nó bằng cách vỗ nhẹ hoặc xoa đầu nó. Hoặc bạn có thể thực hiện huấn luyện chó tại nhà lệnh “Lại đây” như sau:

Gọi tên cún: Bất cứ khi nào bạn đi đâu về hay bạn đứng ở cách xa cún 1 khoảng. Bạn hãy gọi tên nó để gây sự chú ý hoặc vỗ tay. Ngay khi cún quay đầu lại, bạn bấm Clicker.

Thưởng: Do cún đã được học ở mấy bài kia là khi nghe tiếng Clicker sẽ được thưởng nên nó sẽ chạy lại phía bạn ngay lập tức. Ngay khi nó chạy lại gần bạn, bấm Clicker lần nữa và thưởng ngay đồ ăn.

Tập đi tập lại nhiều lần: khi chó đã quen với việc khi bạn vỗ tay sẽ chạy lại gần ngay lập tức thì lúc đó bắt đầu áp dụng khẩu lệnh. Bằng cách vừa vỗ tay gây chú ý xong, chó vừa quay đầu lại thì bạn hô “lại đây”.

Tập luyện: Lặp đi lặp lại nhiều lần cún sẽ hiểu lệnh “lại đây” hoặc vỗ tay nghĩa là phải chạy lại gần bạn.

Lưu ý khi huấn luyện chó tuyệt đối không được nóng nảy. Bạn cần phải bình tĩnh để có thể làm chúng nghe lời bạn.

Nếu như bạn nóng tính và quát mắng thì chúng sẽ bị rối loạn tâm lý và coi như các huấn luyện của bạn đều đổ xuống sông xuống biển.

Bạn cần phải kiên trì, chú chó sẽ nghe lời bạn một cách nhanh chóng. Chỉ cần dành 30 phút mỗi ngày để huấn luyện chúng. Điều này sẽ giúp chúng ghi nhớ hơn và sẽ thực hiện tốt các khẩu lệnh của bạn.

Huấn Luyện Chó Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ

Huấn Luyện Chó Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ

Trước hết bạn nên chọn một vị trí cố định. Từ giờ cho tới khi trưởng thành, thì đó là chỗ mà chúng phải đi vệ sinh vào khu vực ấy.

Ngoài ra bạn nên mua khay vệ sinh cho chó. Lót thêm một số tờ báo cũ khi dọn dẹp để lại một chút giấy báo ở khay. Điều này giúp nó đánh mùi và đi vệ sinh đúng chỗ.

Advertisements

Đây cũng là một hướng dẫn huấn luyện chó tại nhà cơ bản mà bạn cần biết. Bên cạnh đó bạn cần cho chúng ăn uống khoa học và có giờ giấc. Việc này giúp bạn kiểm soát thời gian đi vệ sinh của chó con.

Khi thấy chó con đi lòng vòng và hít hà đánh hơi thì đó chính là dấu hiệu nó cần đi vệ sinh. Thường sau mỗi bữa ăn khoản 5 – 10 phút. Lúc này hãy dẫn nó tới gần khay vệ sinh.

Lặp đi lặp lại nhiều lần chúng sẽ hiểu và hình thành thói quen. Mỗi lần chó con đi vệ sinh đúng chỗ nhớ vuốt ve và khen ngợi chúng nó. Rất đơn giản đúng không nào. Chỉ cần một chút thời gian ban đầu, bạn sẽ không phải lo lắng gì nữa.

Nhưng nếu như chó con đi sai chỗ quy định thì bạn nên la mắng nó ngay lúc đó. Nếu để sau lúc đó cún con sẽ không hiểu chúng làm gì sai.

Cách Huấn Luyện Chó Bắt Tay

Cách Huấn Luyện Chó Bắt Tay

Bước 1: Giữ thức ăn trong lòng bàn tay, đưa ra trước mặt chó. Thu hút sự chú ý của nó rồi nắm tay lại. Đừng để em ấy lấy được thức ăn trong tay bạn nhé.

Bước 2: Theo phản xạ tự nhiên, cún sẽ đưa tay khều lấy thức ăn có trong tay của bạn. Lúc này chó mới được ăn.

Hãy cố gắng phớt lờ mọi hành động khác dụ dỗ như liếm tay hoặc ngửi tay bạn để đòi thức ăn. Chỉ để chúng tập trung vào một điều duy nhất “đưa tay” thì mới có thể có thức ăn. Chúng sẽ tự nhận thức được hành vi nào có lợi cho mình.

Bước 3: Tập cho chó nghe khẩu lệnh: khi chó đã bắt đầu biết nên đưa tay lấy đồ ăn trong tay bạn. Các câu lệnh nên ngắn gọn đơn giản từ 1-2 chữ “Bắt tay”, “Bắt”, và nhất quán để chó có thể hiểu nhanh chóng.

Lệnh cần phải được ra ngay khi chó bắt đầu muốn khều tay bạn và nắm lấy tay chó.

Bước 4: Tập như thế trong vòng 2-3 ngày khi chó đã hiểu lệnh. Bạn sẽ bắt đầu chuyển sang ra lệnh trước. Cầm thức ăn trong tay và hô lệnh “Bắt tay”.

Nếu chó tiếp thu được, chúng sẽ hiểu ngay rằng đó là lệnh để lấy thức ăn. Sau khi bắt tay xong, bạn mới có thể cho chó ăn như một phần thưởng xứng đáng.

Hãy kiên trì tiếp tục cách huấn luyện chó con bắt tay cho đến khi thành công và hoàn thành buổi luyện tập trong vòng 15’.

Nếu sau khoảng 15’ mà chưa có hiệu quả, bạn nên dành cho chó thời gian nghỉ ngơi rồi tiếp tục vào ngày hôm sau.

Không nên ép chó tập luyện quá nhiều, vì sẽ làm quá tải, khó tiếp thu, hoang mang và chán nản ở chó. Giữ cho cún cưng luôn trong trạng thái vui vẻ thì chúng mới có thể học tập nhanh chóng được.

Bước 5: Sau cùng, khi chó đã có thể phản xạ nhanh, đưa tay ra lập tức ngay lúc nghe hiệu lệnh thì bạn có thể dần dần bỏ đi các hành động thưởng.

Tập lệnh với chó mỗi ngày, kèm theo những lời khen ngợi hoặc chơi đùa thay cho thức ăn. Cún cưng sẽ cảm thấy đó làm một niềm vui, giải trí hằng ngày mà bạn dành ra để quan tâm nó và thích thú hơn.

Cách Huấn Luyện Chó Đi Bằng Hai Chân

Cách Huấn Luyện Chó Đi Bằng Hai Chân

Bước 1: Chuẩn bị thức ăn, gọi chó lại và ra lệnh ngồi yên. Tập luyện lúc chú chó đang đói, khi đó chúng rất háu ăn, việc huấn luyện sẽ trở lên dễ dàng hơn.

Bước 2: Giữ chó bình tĩnh, ngồi thẳng đúng tư thế. Mọi thứ đều cần phải nhẹ nhàng vì chó không biết mình phải làm gì cả.

Bước 3: Dùng thức ăn để trước mũi cho chó ngửi nhưng không cho ăn. Đưa từ mũi thẳng lên trên đầu cho đến khi chúng ngửa cổ lên để ngửi.

Bước 4: Hô khẩu lệnh “Đứng” và đưa dần thức ăn lên cao. Khi chó nhấc chân lên thì thưởng thức ăn. Lặp lại nhiều lần và nâng dần thức ăn lên cao cho đến khi chó ngồi được bằng 2 chân và lưng thẳng với đầu.

Bước 5: Khi chó đã thành thạo bước 4, bạn đưa thức ăn cao hơn và dịch về phía trước một đoạn ngắn. Chó ngồi bằng 2 chân nhưng không lấy được thức ăn nên chúng sẽ nhảy về trước để lấy thức ăn.

Lúc này nên cầm thức ăn ở ngoài cho cún nhìn thấy và di chuyển thức ăn từ từ hướng về phía trước.

Bước 6: Di chuyển thức ăn đồng thời kết hợp hô khẩu lệnh. Khi cún bắt đầu đi được một bước thì thưởng thức ăn. Lặp lại nhiều lần cho đến khi cún đi được.

Lưu Ý Quan Trọng Để Huấn Luyện Chó

Lưu Ý Quan Trọng Để Huấn Luyện Chó Tốt Nhất

Phải là người yêu mến chó: Hãy coi chó như là một người bạn đồng hành. Đặt và gọi tên, vuốt ve, cử chỉ yêu thương, quyến luyến. Tạo sự gần gũi để chú chó cảm thấy mình được quan tâm

Phải kiên nhẫn: Trong quá trình huấn luyện chó thì kiên nhẫn là điều vô cùng quan trọng. Quá trình huấn luyện chó phải chậm mà chắc, không ép buộc hay đánh đập chó.

Ra lệnh cho chó: Khi ra lệnh hãy dùng các khẩu lệnh mang tính chất cương quyết, rõ ràng, ngắn gọn để chó dễ thuộc và làm theo. Tạo ra kỉ luật để chúng làm quen. Có khoảng nghỉ 30 giây trong các câu lệnh để chó kịp nghe và làm theo.

Huấn luyện theo từng bước: Các bạn nên cân nhắc bài học nào dễ để dạy trước cho có hiệu quả cao.

Thời gian học: Sáng hoặc chiều là khoản thời gian huấn luyện hợp lý nhất, ngày 1 đến 2 lần, mỗi lần từ 10 đến 15 phút. Không gian huấn luyện cần được cách ly để làm tăng sự tập trung hơn cho những chú chó

Tính nết chó: Để việc huấn luyện trở nên dễ dàng hơn thì hãy tìm hiểu về tính nết của mỗi loài. Dùng những cử chỉ động viên nhẹ nhàng đối với những chú chó biết nghe lời. Còn chú nào bướng thì kèm xích để ép cho nó vô kỷ luật

Tuổi phù hợp: 6 tháng đến 12 tháng là thời gian chó dễ tiếp thu nhất. Nếu trước hoặc sau thì phải mất nhiều thời gian hơn.

Advertisements

Advertisements
Linh Ngọc Đàm
Bs Linh Ngọc Đàm - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học