Những Cách Khắc Phục Chó Bị Trúng Gió Hiệu Quả Nhất

chó bị trúng gió
4.7/5 - (7 bình chọn)

Thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường, nhất là những ngày giao mùa, se lạnh, buốt giá khi mùa đông sắp tới gần, rất dễ khiến chó bạn bị trúng gió, cảm lạnh.

Vậy khi chó bị trúng gió xử lý như nào, cùng Gia Đình Pet tìm hiểu cách chữa trị chó bị trúng gió nhé.

Nguyên Nhân Chó Bị Trúng Gió

Nguyên Nhân Chó Bị Trúng Gió

Có rất nhiều tác nhân bên ngoài dẫn đến việc chó bị trúng gió. Có thể do sức khỏe của các bé, có thể do các tác nhân bên ngoài.

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc chó bị trúng gió:

Ngủ ở những nơi không đảm bảo được sửa khỏe như: sân, hiên, gầm cầu thang, nên nhà hoặc trong chuồng ẩm thấp sẽ khiến chó dễ dàng bị bệnh

  • Thường xuyên nhốt chó trong chuồng ẩm ướt, không sạch sẽ cũng khiến sức khỏe các bé suy giảm.
  • Nước tắm quá lạnh sẽ khiến bé bị cảm hoặc dùng nước ấm nhưng không lau hoặc sấy khô lông cho các bé.
  • Ở ngoài trời lạnh quá lâu cũng khiến các bé bị nhiễm lạnh và trúng gió.
  • Thường xuyên mang cún ra ngoài chơi cũng có thể khiến bé bị cảm do sức khỏe không tốt.
  • Các bé cún nhỏ cần được chăm sóc kỹ hơn vì sức đề kháng không tốt.

Cách Chữa Trị Chó Bị Trúng Gió

Cách Chữa Trị Chó Bị Trúng Gió

Nếu bạn phát hiện chó bị cảm lạnh, hãy dùng biện pháp can thiệp ngay để tránh xảy ra những trường hợp không mong muốn. Bạn có thể tự chăm sóc cún tại nhà bằng cách:

  • Ép nước xương xông, tía tô và húng quế cho chó uống.
  • Bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cún và cho cún uống thuốc.
  • Sưởi ấm cho cún và cho chúng ngủ ở những nơi ấm áp.

Để có thể xử lý tốt nhất, bạn hãy chuẩn bị tại nhà một ít thuốc hạ sốt, trị cảm cho các bé.

Đồng thời, các bạn cũng nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho các bé bằng thức ăn riêng cho chó để đảm bảo các bé đủ sức đề kháng.

Tuy nhiên, có những trường hợp bạn không thể kiểm soát và tự xử lý. Nếu thấy bé bị cảm nặng, nôn mửa, bị tiêu chảy và đi ngoài ra máu thì bạn cần mang bé tới bác sĩ thú y để được chữa trị kịp thời.

Nếu bạn cứ giữ ở nhà và làm theo phương pháp thông thường có thể sẽ xảy ra những trường hợp biến chứng nguy hiểm.

Dấu Hiệu Nhận Biết Chó Bị Trúng Gió

Advertisements

Dấu Hiệu Nhận Biết Chó Bị Trúng Gió

Cơ thể run rẩy, luôn trong trạng thái uể oải, buồn bã, vẻ mặt đờ đẫn, mệt mỏi mắt nhìn xa xăm, không còn vẻ tinh ranh, lanh lợi đùa nghịch như thường ngày.

  • Chó bị chảy mũi, nặng thì bị ho.
  • Chó bị ốm thường nằm im một chỗ, ít vận động hơn so với bình thường và ngủ nhiều hơn.
  • Thay đổi thói quen ăn uống và biểu hiện đặc trưng nhất là chán ăn, bỏ ăn hoặc ăn kém.
  • Cún bị ốm hay cảm lạnh niêm mạc miệng và da tái, nôn, tiêu chảy có khi có màu, thân nhiệt hạ.

Khi bạn quan tâm, vuốt ve, gọi nó nó không có vẻ thích thú, vui mừng và phản ứng tích cực như thường ngày thì có thể nó đang có vấn đề về sức khỏe và cần nhanh chóng đưa chúng đến cơ sở khám thú y gần nhất để thăm khám, chữa trị.

Quan sát vẻ ngoài nếu thấy những dấu hiệu sau: tai rũ xuống, lông bớt bóng mượt, nhem nhuốc, có những vùng lông dựng đứng.

Nếu tình trạng kéo dài, chó sẽ trụy tim rồi chết.

Phòng Tránh Cho Chó Không Bị Cảm Lạnh Trúng Gió

Phòng Tránh Cho Chó Không Bị Cảm Lạnh Trúng Gió

Không để chó nằm ngủ dưới nền nhà lạnh.

Cho cún nằm ở nơi ấm áp, tránh gió lùa: có thể tạo ổ, sắm chuồng cho chó, nệm cho chó nằm.

Nếu tắm cho chó trong mùa lạnh thì nên vào phòng kín, ấm áp, tắm xong cần được sấy khô lông chó, tránh bị ẩm ướt gây cảm cúm.

Cho chó ăn uống đầy đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, có một sức khỏe tốt, tăng sức đề kháng cơ thể phòng chống bệnh tật.

Đặc biệt, ngoài việc tiêm phòng dại, tiêm phòng viêm ruột, viêm dạ dày, thì tiêm phòng cảm cúm định kỳ ở chó là điều không thể thiếu khi nuôi chúng.

Ngoài ra, có thể cho chó mặc áo ấm, chống lạnh cho chó, nhất là những lúc đưa chó đi dạo hay đi ra ngoài.

Hãy dành sự quan tâm nhiều hơn cho cún yêu của mình, vì nếu không được phát hiện kịp thời thì cảm lạnh thông thường cũng sẽ gây biến chứng và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng thú cưng. Mong rằng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích ít nhiều cho bạn.

Advertisements

Advertisements
Nguyễn Viết Hòa
Bác Sĩ Nguyễn Viết Hòa - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học