Nhận Biết Dấu Hiệu Chó Bị Stress Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

chó bị stress
4.5/5 - (13 bình chọn)

Chó bị stress trầm cảm là một vấn đề không được nhiều bạn chú ý, khi chó bị stress có thể thay đổi cả về hành vi, thiếu sức sống, đi tới đi lui, chán ăn.

Vậy làm gì để tìm ra nguyên nhân, và cách chữa trị khi chó bị stress tốt nhất, cùng Gia Đình Pet giải đáp câu hỏi này nhé.

Nguyên Nhân Khiến Chó Bị Stress

Nguyên Nhân Khiến Chó Bị Stress

Môi trường sống có tầm quan trọng lớn đối với chó. Chỉ cần bị chuyển nơi ở, tâm lý một chú chó sẽ thay đổi. Vậy nên nguyên nhân có thể do:

Dọn đến nơi ở mới, thay đổi môi trường sống.

Không nhận được sự quan tâm từ chủ: Công việc bận rộn, không có thời gian chăm sóc cho chó, làm ảnh hưởng đến tâm lý của chúng.

Thậm chí nếu người chủ cảm thấy buồn phiền, căng thẳng, chú chó cũng bị stress theo.

Trong gia đình có thêm hay mất đi một thành viên: Đối với những chú chó đã có thời gian gắn bó lâu với những người trong gia đình, việc mất đi một thành viên là sự mất mát lớn trong lòng chúng.

Suy nghĩ tiêu cực trong thời gian dài khiến chúng bị trầm cảm. Ngược lại, nếu gia đình có thêm một thành viên mới.

Sự chú ý của mọi người tập trung hết vào thành viên mới, không quan tâm đến chúng như trước nữa. Tâm trạng của chúng sẽ rất buồn và stress.

Trong gia đình chúng có sự xuất hiện của thành viên mới. Trường hợp này gặp ở khá nhiều chú chó.

Tuổi tác: Về già, cơ thể của chó phần lớn sẽ bị thay đổi. Những hoạt động như ăn uống, chạy nhảy, không còn linh hoạt như trước nữa.

Thị lực suy giảm, chậm chạp làm chú chó thêm áp lực, chán nản, stress.

Khí hậu thời tiết: Sống ở vùng điều kiện thời tiết khắc nghiệt có ảnh hưởng vô cùng lớn với chú chó.

Không thể thích nghi với môi trường khí hậu sẽ dẫn đến trầm cảm nghiêm trọng.

Dấu Hiệu Nhận Biết Chó Bị Stress

Dấu Hiệu Nhận Biết Chó Bị Stress

Chú chó của bạn có những hành vi bất thường? Rất có thể chó đang gặp vấn đề về bệnh lý hoặc tâm lý.

Sau đây là những biểu hiện dễ nhận thấy khi chó của bạn bị stress.

Chó rất hung dữ

Hung dữ đối với người và những vật nuôi khác là biểu hiện của sự căng thẳng, mệt mỏi hoặc đau đớn.

Nếu bạn nhận thấy chú chó của mình trở nên kích động bất thường, cần kiểm tra xem bé có bị đau ở đâu không.

Nếu đã qua kiểm tra mà không phát hiện ra dấu hiệu bệnh lý thì rất có thể chú chó đó đang gặp vấn đề về tâm lý.

Sợ sệt trốn tránh

Chú chó của bạn bỗng nhiên tỏ ra sợ hãi, trốn tránh, không thân thiện như thường ngày, có thể nó đang lo âu, căng thẳng.

Cũng giống như chúng ta, đôi khi, cũng cần có không gian riêng để thư giãn một mình.

Advertisements

Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên nghĩ đến trường hợp chó bị trầm cảm. Lúc này, cần phải tìm hiểu nguyên nhân chó bị trầm cảm để có cách khắc phục.

Chó dần biếng ăn

Chó đột ngột buồn bã, bỏ ăn cũng là một trong những dấu hiệu của căng thẳng. Trường hợp khác là chó vẫn ăn uống bình thường nhưng lại bị sụt cân, bạn cũng cần lưu ý vì đó cũng có thể là biểu hiện của trầm cảm.

Chó có các vấn đề về tiêu hoá

Tiêu chảy hoặc táo bón thường liên quan đến các bệnh lý về tiêu hoá hoặc dị ứng, hoặc cũng có thể là do trầm cảm.

Khi cún bị tiêu chảy hoặc táo bón trong vòng 24 giờ, bạn cần đưa thú cưng đến bác sĩ thú y. Nếu vẫn không phải là bệnh lý thì khả năng là cún gặp vấn đề về tâm lý.

Chó thường liếm miệng, liếm cắn chân

Điều quan trọng là sớm nhận biết các dấu hiệu ban đầu của trầm cảm. Khi bị lo lắng, căng thẳng, chó thường sẽ liếm miệng rất nhiều, hoặc liếm/ cắn chân.

Chó ngáp nhiều quá mức, ngủ nhiều bất thường

Chó ngáp vì nhiều nguyên nhân khác nhau, và trạng thái căng thẳng là một trong số đó.

Nếu chó ngáp thường xuyên, liên tục kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, ngủ nhiều thì bạn cần lưu ý theo dõi kỹ hơn để tìm ra nguyên nhân.

Cách Điều Trị Khi Chó Bị Stress

Cách Điều Trị Khi Chó Bị Stress

Sau khi xác định chính xác, rõ ràng nguyên nhân gây trầm cảm ở chó, việc bạn cần làm ngay bây giờ đó là tìm phương pháp điều trị dứt điểm.

Cách điều trị có tác động trực tiếp đến tinh thần chú chó, nếu không hiệu quả, bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng thêm.

Trường hợp chú chó bị stress do tuổi tác

Bạn nên thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nơi ở và thân thể chúng. Sắp xếp và thay đổi môi trường sống để chúng luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi nghỉ ngơi.

Chó về già đi lại khó khăn, bạn nên chuẩn bị xe đẩy hoặc ôm chúng vào lòng để thuận tiện hơn cho việc đi dạo.

Nếu chú chó nhà bạn bị stress do thời tiết

Cho chó tắm nắng là việc rất cần thiết. Dạo nắng nhẹ buổi sớm giúp tinh thần thoải mái, cơ thể sảng khoái.

Vào những ngày mưa bão cũng đừng để chú chó nhà bạn ngấm nước mưa, rất dễ ốm.

Nếu chó ốm yếu dẫn đến bị stress

Bạn cần giữ cho chó sự khoẻ mạnh nhất định. Có thể chó đã quá già không thể chữa bệnh được nhưng vẫn cần vệ sinh thân thể luôn sạch sẽ, môi trường sống thoáng mát, ăn uống hợp lý để chúng vẫn cảm thấy sự an toàn nào đó.

Dành nhiều thời gian hơn cho chó

Bạn nên tăng cường đi dạo với chó và chơi các trò chơi mà chó thích (ném gậy, kéo co).

Bạn cũng có thể thử các môn thể thao giúp chó tăng cường tính linh hoạt, dạy chó diễn trò hoặc dắt đến công viên dành cho chó.

Khi xem TV, bạn nên ngồi trên sàn nhà cùng với chó thay vì ngồi trên ghế. Dù làm gì, bạn cũng nên đảm bảo cả người và chó đều vui vẻ.

Dành nhiều thời gian chơi với chó là cách giúp chó vượt qua trầm cảm hiệu quả nhất.

Giúp chó hòa nhập

Nếu chó vừa mới mất đi người bạn chó thân thiết nhất, bạn có thể cân nhắc cho chó làm quen với bạn mới.

Nếu chó phải ở nhà một mình hàng tiếng đồng hồ, bạn có thể nhờ dịch vụ chăm sóc chó vài ngày trong tuần hoặc nhờ người dắt cho đi dạo. Bạn cũng nên lên kế hoạch dẫn chó đi chơi công viên để chó hòa nhập hơn.

Sau khi áp dụng những biện pháp trên mà tình trạng trầm cảm không giảm sút thì nên nhanh chóng đưa chú chó đến gặp bác sĩ thú y.

Các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể sau khi kiểm tra chúng.

Advertisements

Advertisements
Nguyễn Viết Hòa
Bác Sĩ Nguyễn Viết Hòa - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học