Nguyên Nhân Chó Bị Ngộ Độc Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

chó bị ngộc độc
4.7/5 - (8 bình chọn)

Chó của bạn có thể bị nôn mửa, tiêu chảy không rõ nguyên nhân hoặc có vẻ yếu ớt lờ đờ, đến mức không thể di chuyển.

Thì có khả năng chó bị ngộ độc, để giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn khi chó bị ngộ độc.

Gia Đình Pet sẽ tổng hợp cách nhận biết những biểu hiện, triệu chứng khi chó bị trúng độc, để có những biện pháp xử lý kịp thời khắc phục tính trạng nguy kịch khi chó bị trúng độc tốt nhất.

Nguyên Nhân Chó Bị Ngộ Độc

Nguyên Nhân Chó Bị Ngộ Độc

Ngộ độc ở chó do rất nhiều nguyên nhân, sau đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng ngộ độc ở chó:

Chó bị ngộ độc do sản phẩm gia dụng

Các chất tẩy rửa như thuốc tẩy có thể gây ngộ độc cho con người, chúng cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến thú cưng bị ngộ độc, dẫn đến các vấn đề về dạ dày và hô hấp.

Không có gì ngạc nhiên khi các hóa chất có trong chất chống đông, chất pha loãng sơn và hóa chất dùng cho hồ bơi cũng có gây ngộ độc cho chó.

Các triệu chứng ngộ độc bao gồm đau bụng, trầm cảm, bỏng hóa chất, suy thận và tử vong.

Chó bị ngộ độc do thuốc diệt loài gặm nhấm

Thật không may, nhiều loại bả được sử dụng để dụ và tiêu diệt loài gặm nhấm cũng có thể trông ngon miệng đối với chó mèo.

Nếu chó ăn phải, chúng có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng. Các triệu chứng phụ thuộc vào thành phần của thuộc diệt chuột và các dấu hiệu này có thể không rõ ràng sau 1-2 ngày đầu.

Chó bị ngộ độc do thực vật

Chúng có thể đẹp, nhưng tiềm ẩn sự nguy hiểm. Một số loại cây có khả năng gây ngộ độc cao cho chó gồm:

Đỗ quyên: Loài hoa đẹp này chứa chất độc có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, hôn mê và thậm chí có thể tử vong.

Hoa tulip và hoa thủy tiên vàng: Củ của những loại cây này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về dạ dày , khó thở và tăng nhịp tim.

Chó bị ngộ độc do thuốc diệt côn trùng

Các vật dụng như thuốc xịt bọ và bả kiến ​​có thể khiến cho thú cưng bị ngộ độc nếu hít hoặc ăn phải.

Chó có thể trúng độc do ăn phải mồi bả

Chất độc thường được tẩm vào các loại thức ăn mà chó thích như giò chả, pate, thịt nướng…

Thông thường bả được trộn với pate rồi vứt vào khu vực chó hoạt động. Xác chuột, mèo chết ở khu vực có dùng bả diệt chuột cũng là nguy cơ cao làm chó bị trúng độc.

Chó uống phải nước thải, nước xả toilet, máy giặt. Nước có lẫn chất tẩy rửa cũng có thể bị ngộ độc.

Chó bị ngộ độc do thực phẩm

các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể của động vật qua thực quản. Điều này bao gồm việc tiêu thụ thực phẩm hư hỏng, hóa chất gia đình, thuốc men.

Đôi khi, đối với ngộ độc nặng, chỉ cần lấy một chất độc từ len.

Dấu Hiệu Nhận Biết Chó Bị Ngộ Độc

Dấu Hiệu Nhận Biết Chó Bị Ngộ Độc

Khi chó bị trúng độc khi ăn phải chất độc hay ăn phải bả chó thường có những biểu hiện bất thường, như co giật, xùi bọt mép, dáng điêu liêu siêu hay có những cá thể lừ đừ dáng vẻ mệt mỏi.

Advertisements

Bạn cần phải lưu ý những biểu hiện triệu chứng khi chó có dấu hiệu cho thấy rắng chúng đang gặp vấn đề không ổn.

Trước khi xảy ra các hiện tượng bất thường ở chó, bạn thấy chó tha, ăn phải bất cứ một thứ không biết rõ là gì thì việc đầu tiên cần nghi có thể gây độc cho chó.

Các chai lọ, thùng đựng hóa chất có vẽ hình đầu lâu, xương chéo vạch đen đều là chất có thể gây độc.

Khi nhiễm độc dần dần, đầu độc cơ thể động vật từ từ, căn bệnh này có thể tự khỏi sau vài tuần và thậm chí vài tháng.

Hầu hết các cơ quan của đường tiêu hóa là những người đầu tiên đáp ứng với sự xâm nhập của chất độc

  • Nước dãi nhiều
  • Chó thường liếm môi
  • Tiêu chảy, nôn mửa
  • Thở nhanh
  • Ho, khò khè
  • Nước dãi chảy ra mũi
  • phù phổi
  • Nhịp tim tăng
  • Tăng huyết áp

Cách Chữa Trị Khi Chó Bị Ngộ Độc

Cách Chữa Trị Khi Chó Bị Ngộ Độc

Khi chó bị ngộ độc, bạn cần phải nhanh chóng giúp cho chó bị nôn ra chất độc đó. Nếu để lâu, chất độc sẽ được hấp thụ qua dạ dạy vào ruột non.

Đến lúc đó thì thực sự rất khó chữa. Cần biết rõ chó đã ăn phải loại độc chất nào. Vì cách giải độc khác nhau với từng dạng trúng độc.

Cấp cứu gây nôn cho chó bằng những cách sau đây:

Gây nôn khẩn cấp bằng cho uống nước Oxy già H2O2 3%: Pha 1 thìa cafe/ 5 kg trọng lượng cơ thể. Cứ 15 phút cho uống một lần đến khi chó nôn ra được các chất độc đã ăn vào.

Thụt rửa dạ dày bằng ống xông với một lượng nước lớn hòa loãng chất độc: Xử lý giải độc đặc hiệu nếu biết rõ chất độc.

Truyền dịch đường gluco 5% vào tính mạch. Các liệu pháp này do bác sĩ thú y chỉ định và thực hiện.

Gây nôn bằng dấm chua: Bơm vào xilanh rồi banh mồm chó ra để bơm vào trong miệng chó được dễ dàng hơn. Cách này có thể làm chó nôn nhanh hơn.

Cho chó uống sữa hoặc nước trà xanh, nước chanh đường để giải độc: Nếu cún không chịu uống thì cạy miệng nó ra đổ vào. Nếu chó uống thì 80% là sống.

Kích thích dạ dày gây nôn khi chó bị ngộ độc: Lấy 1 cái ít lòng trắng trứng pha ít dầu ăn ép ăn.

Trong trường hợp cơ hàm cứng đơ rồi thì có thể sử dụng 1 ống tiêm cạy miệng để bơm trực tiếp vào. Tiếp theo để hỗ trợ trong việc kích thích dạ dày co bóp để nôn bả ra.

Không phải lúc nào chó bị trúng độc là bạn có thể gây nôn luôn cho chó, đôi khi bạn cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của chó khi bị trúng độc để có quyết định gây nôn độc cho chó hay không, hay là sử dụng những biện pháp khác.

Sau đây là một số những trường hợp bạn không nên gây nôn chó chó khi bị trúng độc nhé.

  • Chó đã tự nôn ra được, đang liên tục nôn.
  • Chó đang ở trạng thái hôn mê, khó thở trụy tim mạch.
  • Chó ăn phải các chất: acide, alkaloid, chất tẩy rửa gia dụng, sàn phẩm hóa dầu.
  • Các loại thuốc có ghi trên nhãn Không được gây nôn.

Có triệu chứng có giật do tổn thương thần kinh: Dùng nhóm thuốc an thần Diazepam hoặc nhóm Barbiturate truyền vào tĩnh mạch phải do bác sĩ thú y khám và chỉ định.

Có tiêu chảy và xuất huyết tiêu hóa cấp tính: Bù nước và điện giải bằng truyền dịch Lactated Ringer, kháng sinh thận trọng khi dùng thuốc cầm tiêu chảy giảm nhu động ruột như Atropin, phải do bác sĩ thú y khám và chỉ định.

Với những kiến thức trên về cách xử lý khi chó bị trúng độc, giúp bạn có thể xử lý tình huống một cách nhanh nhất giúp chó thoát khỏi tình trạng nguy kịch

Advertisements

Advertisements
Nguyễn Viết Hòa
Bác Sĩ Nguyễn Viết Hòa - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học