Đây Là Cách Nhanh Nhất Chữa Trị Chó Bị Hôi Miệng

chó bị hôi miệng
4.8/5 - (5 bình chọn)

Chó bị hôi miệng hưởng đến cuộc sống mà còn tác động đến sức khỏe của thú cưng của bạn.

Bài viết này Gia Đình Pet muốn làm rõ các khúc mắc đằng sau và đưa ra kiến thức ngắn gọn, để chúng ta đều có thể chữa trị tận gốc chứng hôi miệng ở chó.

Nguyên Nhân Chó Bị Hôi Miệng

Nguyên Nhân Chó Bị Hôi Miệng

Chó là loài vật có vấn đề hôi miệng rất nghiêm trọng, nó được xem như một loài bệnh ở loài chó.

Việc chó cưng nhà bạn bị trường hợp như vậy ắt hẳn bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu. Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hôi miệng thường gặp ở chó.

Thức ăn lạ

Chó thường lục lọi, cắn và ăn nhiều thứ xung quanh. Những vật lạ chẳng may chó ăn phải có thể là nguyên nhân của hôi miệng.

Đó có thể là thức ăn thừa, đồ ăn ôi thiu trong thùng rác, xác động vật chết. Những thức ăn không thể tiêu hoá được, bị mắc kẹt ở răng như mẩu xương vụn cũng có thể gây ra mùi hôi miệng.

Bệnh răng miệng

Mảng bám răng miệng, cao răng, viêm nướu cũng khiến cho chó có hơi thở có mùi. Chúng ta đánh răng mỗi ngày để giữ cho răng miệng sạch, thơm.

Nhưng chó không thể tự làm điều này. Hầu hết người nuôi cũng không quan tâm đến vấn đề vệ sinh răng miệng cho chó.

Thức ăn bám dính trong các kẽ răng lâu ngày sẽ hình thành mảng bám, cao răng, vi khuẩn phát triển trong răng gây ra mùi hôi.

Chó bị bệnh tiểu đường

Tiểu đường làm suy giảm hệ miễn dịch. Vi khuẩn trong khoang miệng phát triển ngoài kiểm soát làm cho chó có mùi hôi.

Chó bị bệnh thận

Bệnh thận có thể khiến hơi thở của chó có mùi như amoniac. Thông thường, chất thải của cơ thể được lọc qua thận, khi thận bị suy giảm chức năng, chất thải được ngược vào máu và khiến cho hơi thở có mùi.

Chó bị rối loạn tiêu hoá

Khi thú cưng ăn phải thức ăn không phù hợp, kém chất lượng, gây ra đầy hơi, khó tiêu, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến hơi thở.

Miệng loét và nhiễm trùng

Chó sẽ bị loét miệng nếu ăn hoặc liếm những vật chất độc hại. Bởi vì cún con hay tò mò nên chúng thường bị phơi nhiễm hóa chất dẫn tới tình trạng loét miệng và nhiễm trùng.

Những chất độc hại cún có thể liếm hoặc nhai phải bao gồm hóa chất làm sạch, xà phòng hoặc chất tẩy rửa, vỏ đựng bột giặt hoặc nước rửa bát, và nước potpourri.

Những thứ đó làm miệng cún viêm loét nhiễm trùng. Lý do khác gây ra tình trạng trên là những vết thương hở do đánh nhau.

Đó là do vài chú chó bị cắn bên trong và xung quanh miệng khi đánh nhau với những loài vật khác.

Advertisements

Nhiễm trùng đường hô hấp

Viêm phổi và nhiễm trùng khí quản có thể gây ra tình trạng chó bị hôi miệng. Có thể dễ dàng nhận ra khi cún hô hấp (thở ra) hoặc ho.

Nhận Biết Chứng Hôi Miệng Ở Chó

Nhận Biết Chứng Hôi Miệng Ở Chó

Hơi thở có mùi hôi bất thường. hơi thở có mùi khai là dấu hiệu báo trước vấn đề về thận hay hơi thở có vị ngọt như trái cây có thể cảnh báo bệnh tiểu đường.

Nếu đi kèm với các triệu chứng vàng giác mạc, nôn mửa, chán ăn, cún cưng có thể đang mắc bệnh liên quan đến gan.

  • Thay đổi thói quen ăn uống đột ngột.
  • Hay tự liếm mũi.
  • Thường xuyên cào lên mặt và miệng.
  • Nướu sưng đỏ và/hoặc chảy máu.

Cách Điều Trị Chó Bị Hôi Miệng

Cách Điều Trị Chó Bị Hôi Miệng

Nước súc miệng nước thơm miệng cho cún hoặc xịt thơm miệng, sản phẩm loại này phát huy tác dụng khi bạn yêu cún, hay đưa cún đi chơi cùng mình và thường đưa cún đi gặp gỡ những người khác.

Bạn cũng có thể sử dụng luôn các loại xịt thơm miệng dành cho người, không có tài liệu nào nói các loại xịt thơm miệng này gây hại cho cún.

Đánh răng cho cún: Công việc đòi hỏi nhiều chăm sóc hơn và đòi hỏi kiên nhẫn, bạn sẽ phải mua cả bàn chải đánh răng cho cún và cả kem đánh răng dành riêng.

Trên thực tế có rất ít cún được chải răng đều đặn, và thật khó để duy trì chải răng mỗi ngày 1 lần cho cún.

Thảo mộc: Thảo mộc là một phương pháp tự nhiên giúp giảm tình trạng chó bị hôi miệng. Bạn có thể thêm ½ thìa bạc hà tươi, mùi tây, hoặc ngò trong thức ăn của cún hoặc cho cún ăn thảo mộc một cách tự nhiên. Bạn cũng có thể pha “trà” vào nước uống của cún.

Nếu chó bị hôi miệng chưa tìm ra nguyên nhân, thì bạn cần đưa đi khám bác sĩ thú y, để được hỗ trợ đúng nhất về cách chữa trị.

Lưu Ý Phòng Tránh Chó Không Bị Gôi Miệng

Lưu Ý Phòng Tránh Chó Không Bị Gôi Miệng

Dạy chó thói quen không ăn đồ rơi ngoài đất, chỉ được ăn đồ ăn được đựng trong bát dành riêng.

Dạy chó chơi và gặm đồ chơi dành riêng cho nó, không cắn phá đồ đạc hoặc gặm những đồ không phải của nó.

Lựa chọn thức ăn hạt làm 1 phần chính của chế độ dinh dưỡng, thức ăn hạt được coi là tốt cho răng miệng của chú chó.

Đồ chơi nhai gặm: Đồ chơi nhai gặm phù hợp với kích thước cũng là một đề xuất đúng đắn để cún thỏa mãn thú nhai gặm và tránh nguy cơ buồn chán hoặc ăn đồ lung tung.

Cung cấp nước đủ và thừa cho chó: kể cả những thức ăn có nhiều nước hơn cũng cần thiết được đưa vào chế độ dinh dưỡng cho chó, nước giúp nâng cao sức khỏe răng miệng và cả hệ thống tiêu hóa.

Advertisements

Advertisements
Nguyễn Viết Hòa
Bác Sĩ Nguyễn Viết Hòa - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học