Cách Nhanh Nhất Để Phát Hiện Chó Bị Dại

chó bị dại
4.3/5 - (14 bình chọn)

Chó Bị Dại hẳn không còn xa lạ với bất cứ mọi người. Những chú chó bị dại thường vô cùng nguy hiểm.

Đặc biệt là những bạn nuôi chó rất cần để ý thú cưng của mình có bị dại không, để phòng ngừa cũng như chữa trị kịp thời. Sau đây, hãy cùng Gia Đình Pet tìm hiểu căn bệnh này nhé.

Nguyên Nhân Chó Bị Bệnh Dại

Nguyên Nhân Chó Bị Bệnh Dại

Nguyên nhân gây ra bệnh dại là do một loại vi khuẩn có tên là Rhabdovirus có trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại.

Động vật nhiễm bệnh sẽ lây nhiễm bệnh dại cho động vật khác hoặc con người thông qua vết cắn.

Trong một vài trường hợp, bệnh dại có thể được lây nhiễm thông qua sự tiếp xúc nước bọt với vết thương hở, niêm mạc như niêm mạc mắt, mũi.

Chẳng hạn như động vật bị nhiễm bệnh dại nhưng vẫn còn trong giai đoạn ủ bệnh liếm lên vết thương trên da bạn là bạn đã có thể bị nhiễm bệnh.

Có 2 chủng virus dại:

  • Virus dại đường phố là virus dại tồn tại trên động vật bị bệnh
  • Virus dại cố định cố định thời gian ủ bệnh trên chó

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác có thể gây bệnh dại ở người nếu:

Bạn đi đến hoặc sinh sống ở những đất nước kém phát triển, nơi bệnh dại phổ biến, bao gồm các quốc gia ở châu Phi và Đông Nam Á.

Những hoạt động tiếp xúc với động vật hoang dã mang mầm bệnh dại như thám hiểm hang động nơi có nhiều loài dinh sinh sống, hoặc đi cắm trại nhưng lại không đề phòng việc chỗ ở có nhiều động vật hoang dã sinh sống hay không.

Làm việc trong môi trường có nhiều vi khuẩn dại như nhân viên phòng thí nghiệm, bác sĩ thú ý, huấn luyện động vật hoang dã.

Dấu Hiệu Nhận Biết Chó Bị Bệnh Dại

Dấu Hiệu Nhận Biết Chó Bị Bệnh Dại

Trong những giai đoạn đầu tiên, triệu chứng chó dại chưa quá rõ ràng, một số bất thường có thể diễn ra trong hệ thần kinh trung ương của chú chó dẫn đến những sự thay đổi nhất định trong tâm trạng của chúng.

Bạn có thể thấy chúng vui vẻ, hoặc trầm tư hơn thường ngày. Biểu hiện của chó dại ở thể lặng đôi khi là những dáng vẻ bồn chồn khó hiểu, trầm cảm thậm chí là chui vào góc tối một mình.

Thỉnh thoảng chó sẽ cắn sủa vu vơ, đớp vào không khí tưởng chừng như có một ai xa lạ đứng trước mặt chúng.

Khi chủ gọi, một số chú chó sẽ không đáp lại, tuy nhiên, đa số sẽ mừng rỡ hơn hẳn, liếm chân, vẫy đuôi nhanh và quyết liệt hơn.

Thân nhiệt cao, ủ rũ cũng là triệu chứng bệnh dại ở chó, tuy nhiên, điều này rất có thể gây nhầm lẫn với nhiều chứng bệnh khác.

Do đó, khi bạn phát hiện chó nhà mình có những điểm bất thường như trên, bạn nên cẩn thận hơn, quan sát những hành vi của chúng để phòng tránh những ảnh hưởng đến những thành viên khác trong gia đình.

Ở giai đoạn bệnh tiếp theo là thể bệnh dại ở thể kích thích, lúc này virus dại đã xâm nhập và thao túng hệ thần kinh trung ương của chó khiến cho tính cách của chúng trở nên nổi loạn và khó kiểm soát hơn.

Dấu hiệu chó bị dại dần trở nên rõ ràng hơn qua những phản xạ mạnh đối với bất cứ thứ gì kích thích đến cơ quan thần kinh của chúng. Khi chủ gọi, chúng sẽ lập tức đến liếm chân và tay chủ.

Hễ có bất kỳ tiếng động lạ nào hay người lạ nào đến nhà, chó phản ứng kịch liệt, sủa vô cùng dữ dội, đôi khi còn lao vào đòi cắn người.

Khi bệnh dại ở chó phát triển, tâm lý của chúng rất bất thường và hoang tưởng rằng những thứ xung quanh dù chỉ là một tiếng động nhỏ có thể làm hại đến chúng nên sẽ cắn sủa ầm ĩ một thời gian dài.

Vết thương do bị thú dại cắn, gây bệnh trên cơ thể của chó sẽ bị nhiễm trùng trầm trọng gây ngứa, đau rát, chúng sẽ liếm, gãi và cọ sát vùng bị thương cho đến khi rụng hết lông, chảy máu và lở loét nghiêm trọng.

Advertisements

Quan trọng nhất, biểu hiện bệnh dại ở chó cần lưu ý chính là con ngươi của chó thường sẽ mở ra rất to, đáng sợ kèm theo chảy nước dãi và sùi bọt mép.

Đấy là khi bệnh dại đang bắt đầu bước vào giai đoạn cuối cùng trước khi chó trở nên điên cuồng, mất kiểm soát bản thân sau 2-3 ngày tới.

Giai đoạn cuối cùng là biểu hiện bệnh dại ở chó có thể tồn tại hai dạng: thể điên cuồng và thể tê liệt thể câm.

Triệu chứng chó dại điên cuồng được đặc trưng bởi sự thay đổi hành vi cực đoan bao gồm các hành vi đào thoát, chiếm hữu và tấn công.

Ngoại hình chó dại chuyển biến xấu, hàm trễ, mắt đục đỏ ngầu, nước dãi liên tục chảy và sùi bọt mép trắng. Thần kinh chó bất thường, chúng sợ nước, sợ nắng và cả gió.

Chó dại sẽ tìm mọi cách để thoát ra ngoài dù cho có bị nhốt trong lồng hay xích sắt, chúng vẫn cố gắng cào, cắn xé để ra đi và không bao giờ trở về nữa.

Chúng không đi thẳng mà dáng đi liêu xiêu tưởng chừng như sắp ngã và đi rất nhanh, có thể lao như điên đến bất cứ mục tiêu nào trên đường để cắn xé và ăn kể cả các vật thể lạ, thậm chí là cả phân.

Cơ thể chó suy nhược rất nhanh, thoạt trông chẳng khác gì những bộ xương khô rồi dần những cơn điên sẽ chuyển sang thể bại liệt, chó yếu dần rồi chết.

Thể dại câm là triệu chứng chó bị dại ở giai đoạn cuối cùng. Một số chó khi bệnh dại sẽ không biểu hiện ở thể điên cuồng mà đi thẳng đến thời điểm bị bại liệt, ví dụ như chó con.

Chó con khi bị dại rất ít khi điên loạn lên, mà chỉ buồn bã ủ rũ, chui vào xó nhà, không di chuyển được do các chi bị liệt hoàn toàn, đôi khi liếm chân, tay chủ rồi 3,5 ngày sau sẽ qua đời.

Cũng tương tự với các con chó trưởng thành, khi bệnh dại ở chó phát tán ở thể lặng, chúng chỉ buồn bã như bị trầm cảmstress, cơ thể dần bị bại liệt hoàn toàn bao gồm cả cơ mặt khiến cho hàm của chúng trễ đi, không khép mõm lại được, nước dãi chảy tự do, không thể cắn hay xé bất cứ thứ gì.

Chó ban đầu ăn ít, rồi bỏ ăn, cơ thể gầy sút nhanh, suy nhược cơ thể do mất chất dinh dưỡng cùng hệ thần kinh trung ương bại liệt và mệt mỏi khiến chúng chết dần chết mòn trong đau đớn.

Đa số bệnh dại ở chó biểu hiện ở thể điên cuồng từ 15-20% chú chó bị dại, số còn lại thường biểu hiện ở thể câm lặng.

Do vậy, một số chủ nuôi thường lầm tưởng chó bị ốm mà chết, nhưng thực tế không phải. Chính vì vậy, người nuôi càng cần phải cẩn trọng hơn khi tiếp xúc với thú nuôi nhiễm bệnh vì virus dại có thể lây sang chúng ta bất cứ lúc nào.

Điều Trị Chó Bị Bệnh Dại

Điều Trị Chó Bị Bệnh Dại

Nếu chó của bạn đã được tiêm phòng bệnh dại, chúng sẽ được tiêm vắc-xin bệnh dại tăng cường từ bác sĩ thú y.

Nếu bất cứ ai tiếp xúc với nước bọt của chó hoặc bị chó của bạn cắn, hãy khuyên họ liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để điều trị.

Thật không may, bệnh dại luôn gây tử vong cho động vật chưa được tiêm phòng, thường xảy ra trong vòng 7 đến 10 ngày kể từ khi các triệu chứng ban đầu bắt đầu.

Nếu chó của bạn được chẩn đoán đã mắc bệnh dại, bác sĩ thú y sẽ yêu cầu báo cáo trường hợp này cho sở y tế địa phương.

Nếu một con chó chưa được tiêm phòng vacxin bị cắn hoặc tiếp xúc với động vật dại phải được cách ly đến sáu tháng, hoặc theo quy định của địa phương và tiểu bang.

Động vật đã được tiêm phòng đã cắn hoặc cào vào người, hoặc ngược lại, sẽ được cách ly trong một cơ sở được phê duyệt hoặc được an tử, và xét nghiệm sau khi đã chết.

Khi bạn đã đưa chú chó của mình đến bác sĩ thú y, hãy khử trùng bất kỳ khu vực nào mà động vật có thể bị nhiễm bệnh đặc biệt là nước bọt, bằng cách pha loãng 1:32 118ml tới ~ 3800ml dung dịch thuốc tẩy gia dụng để nhanh chóng vô hiệu hóa virus.

Không cho phép bản thân tiếp xúc với nước bọt con chó của bạn.

Bệnh dại là một loại virus gây tử vong. Cách tốt nhất để phòng ngừa virus là tiêm vắc-xin cho chó của bạn dựa trên lịch trình được đề nghị bởi bác sĩ thú y và bộ phận y tế địa phương.

Advertisements

Advertisements
Nguyễn Viết Hòa
Bác Sĩ Nguyễn Viết Hòa - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học