Bệnh Parvo ở chó là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus thuộc họ Parvoviridae. Virus tác động lên đường tiêu hóa ở chó và lây truyền khi chó bệnh tiếp xúc trực tiếp với chó khỏe hoặc mầm bệnh có trong phân, môi trường, hoặc con người.
Bệnh Parvo ở chó là một trong những căn bệnh nguy hiểm bậc nhất được biết đến với tỉ lệ tử vong rất cao và gây lo lắng cho rất nhiều người nuôi cún cưng hiện nay.
Vậy phải làm gì và cách chữa bệnh parvo cho chó như thế nào là đúng nhất thì mời các bạn độc giả cùng tham khảo bài viết sau đây,
NỘI DUNG
Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Parvo Ở Chó
Có nhiều yếu tố dẫn đến nguyên nhân gây ra bệnh parvo ở chó nhưng ngọn nguồn thì vẫn đưa về là những nguyên nhân từ con người và khoa học .
Nguyên nhân từ con người
Các bạn không chịu tiêm phòng vacxin cho chó, do tiêm phòng nhưng tiêm không đúng cách hoặc sử dụng vacxin không đúng chủng loại hoặc vacxin chất lượng kém do hết hạn sử dụng.
Hoặc do chưa kịp tiêm phòng thì chó đã mắc bệnh hoặc do thích thì nuôi, không cần có kinh nghiệm vẫn cứ mua và cứ nuôi, do nuôi theo phong trào mà không thực sự đam mê lắm…rất nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân khoa học
Do các loại vi rút tấn công hoặc ủ mầm sẵn trong cơ thể chó như Parvo virus, Care virus…để hiểu thêm về các loại virus này các bạn vui lòng tham khảo bài viết trước mà chúng tôi đã viết
Nguyên nhân do nhập khẩu từ trung quốc
Nguyên nhân này chỉ xảy ra ở Việt Nam do tâm lý ham rẻ, nên các thương lái đã mua những con chó thải chó kém chất lượng không được tiêm phòng ở Trung Quốc và nhập cảnh vào Việt Nam, gây nên tình trạng lan truyền bệnh parvo và care một cách tràn lan như hiện nay.
Con Đường Lây Nhiễm Bệnh Parvo
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến khả năng mắc bệnh Parvo ở chó, nhưng chủ yếu, virut lây truyền qua sự tiếp xúc trực tiếp với chó bệnh hoặc gián tiếp qua phân.
Đối với phân của chó nhiễm bệnh, nồng độ virut rất nặng, và một chú chó khỏe mạnh có thể nhiễm bệnh nếu đánh hơi phải phân của chó bệnh.
Ngoài ra, virut cũng có thể lây truyền trong môi trường thông qua giày dép có tiếp xúc với phân nhiễm virut.
Có nhiều bằng chứng cho thấy virut Parvo có thể sống trong đất suốt 1 năm và chúng có khả năng chống lại hầu hết các sản phẩm làm sạch hoặc thậm chí thay đổi thời tiết.
Để làm sạch khu vực nhiễm virut Parvo, trước tiên hãy thu dọn và loại bỏ những chất liên quan đến bệnh như bãi nôn, phân.
Sau đó rửa kỹ khu vực đó bằng dung dịch tẩy gia dụng, một trong số ít chất khử trùng có thể diệt virut.
Những quy trình tiêm phòng không đúng cách hoặc không tiêm phòng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng chống bệnh Parvo ở chó. Chuồng trại không được vệ sinh sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây sự truyền nhiễm bệnh.
Một số giống chó như: Rottweilers, Doberman Pinschers, Pit Bulls, Labrador Retrievers, German Shepherd, Springer Spaniel và Alaskan rất dễ nhiễm phải bệnh Parvo.
Ngoài ra, những liệu pháp điều trị các căn bệnh khác khiến giảm khả năng miễn dịch cũng có thể làm tăng khả năng lây nhiễm virut Parvo.
Triệu Chứng Bệnh Parvo
Thời gian nung bệnh Parvo ở chó khoảng 5 – 7 ngày. Bệnh biểu hiện ở 3 dạng chủ yếu: dạng đường ruột, dạng viêm cơ tim, dạng kết hợp tim – ruột
Dạng đường ruột
- Dạng phổ biến nhất, mắc ở chó 5 – 10 tuần tuổi.
- Chó sốt kéo dài từ lúc phát bệnh đến lúc bị tiêu chảy.
- Con vật ủ rũ, bỏ ăn, nôn mửa.
- Chó tiêu chảy phân màu hồng hoặc có máu tươi, niêm mạc ruột và chất keo nhầy, phân có mùi tanh rất đặc trưng như mùi ruột cá mè phơi nắng.
- Chó chết do tiêu chảy mất nước, mất cân bằng điện giải
- Những con chó khỏi bệnh có miễn dịch lâu dài.
Dạng viêm cơ tim
- Dạng này hay gặp ở chó con 4 – 8 tuần tuổi, chó bị suy tim cấp do virus tấn công gây hoại tử cơ tim.
- Con vật thường chưa biểu hiện triệu chứng gì nhưng lăn ra chết đột ngột.
- Những trường hợp khác có thể thấy chó biểu hiện thiếu máu nặng, niêm mạc nhợt nhạt, khó thở, nôn mửa, kêu la rồi lăn ra chết.
- Tỷ lệ chết tới 50%.
Dạng kết hợp tim ruột
Thường xuất hiện ở chó 6 – 16 tuần tuổi, con vật chết sau 24 giờ tính từ khi có triệu chứng đầu tiên, do tiêu chảy nặng, thiếu máu, sốc tim và phù phổi.
Phương Pháp Điều Trị Bệnh Parvo Ở Chó
Để đảm bảo cho sự an toàn của chó cưng, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đưa chó tới ngay bệnh viện thú y để được khám chữa kịp thời.
Điều trị bệnh parvo bằng tây y
Bệnh parvo ở chó có tính hướng niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra tần xuất tiêu chảy nhiều, tiêu chảy ra máu làm cho cơ thể mất nước, mất máu , mất chất cân bằng điện giải rất nhanh, con vật mệt mỏi.
Ta tiến hành bổ sung nước, cân bằng điện giải cho con vật bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactate, nước muối sinh lý 0,9% , kaliclorid 10%, đường glucose 5 %.
Hiện tượng nôn xảy ra do Niêm mạc ruột bị kích ứng bởi các yếu tố gây hại nên gây ra : tiến hành cầm nôn bằng atropin sulphat, đặc biệt chú ý tới việc hạ sốt cho con vật.
Virus sẽ nhân lên nhanh chóng và khi chúng đủ mạnh, đủ độc lực sẽ làm cho hệ miễn dịch cơ thể suy giảm từ đó hệ vi sinh vật gây hại đặc biệt đường ruột như
- E. coli
- salmonella
- clostridium
Nhân lên và phát triển nhanh chóng làm niêm mạc đường tiêu hóa càng bị tổn thương.
Tiến hành dùng kháng sinh: ampixilin….để phòng bội nhiễm kế phát.
Tiến hành cầm máu bằng vitamin K, transamin, do trong quá trình bị virus phá hoại viêm mạc ruột bị bong tróc gây ra chảy máu dẫn đến tiêu chảy nhiều và có máu kèm trong phân .
Trong quá trình điều trị cần kết hợp với các thuốc trợ lực tăng cường sức khỏe cho chó như natri benzoat, cafein, catosal, vitamin….. để làm cho cún khỏe hơn và có nhưng tích cực chuyển biến mau chóng trong điều trị
Sử Dụng Đông Y điều trị bệnh Parvo
Có thể sử dụng các loại lá như Lá nhọ nồi hay còn gọi là lá Cỏ mực.
Công dung: cầm máu đường ruột. Viruts parvo làm xuất huyết đường ruột.Lá con khỉ hay còn gọi lá Hoàn ngọc.
Nếu ko có lá con khỉ bạn có thể thay bằng vỏ quả măng cụt.
Công dụng: phục hồi lại đường ruột để điều trị cho chó , tuy nhiên vẫn nên sử dụng phương pháp tây y vì phương pháp đông y này sẽ có tác dụng hỗ trợ thêm cho chó .
Cách Phòng Bệnh Parvo Ở Chó
Để ngăn ngừa bệnh Parvo ở chó, bạn nên cho cún cưng của mình đi tiêm phòng vacxin ngay khi chó con vừa được 6-7 tuần tuổi.
Sau đó 21 ngày, bạn nên cho chó đi tiêm nhắc lại vacxin nhằm củng cố hệ miễn dịch cho bé. Các vacxin về bệnh Parvo cần phải được tiêm định kỳ 1 hoặc 2 năm một lần tùy vào điều kiện kinh tế của bạn giúp chó ngừa bệnh hiệu quả nhất.
Nhìn chung, bệnh Parvo ở chó luôn cần phải được lưu ý và đề phòng bởi người nuôi thú cưng. Bạn cần phải quan tâm đến lịch chủng ngừa định kỳ và chế độ dinh dưỡng của bé ngay từ khi còn nhỏ để chuẩn bị cho bé một sức đề kháng hoàn hảo nhất.