Bật Mí Kinh Nghiệm Nuôi Chăm Sóc Chó Samoyed Đúng Cách

chăm sóc chó samoyed
4.8/5 - (11 bình chọn)

Samoyed là giống chó xuất xứ từ vùng ôn đới rừng Taiga, Tây Bắc Siberia nên khi nuôi dưỡng trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm ở Việt Nam, rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe do chưa thích nghi tốt với khí hậu.

Bài viết này Gia Đính Pet sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi chăm sóc chó samoyed con và trưởng thành khoa học nhất.

Chăm Sóc Chó Samoyed Theo Từng Độ Tuổi

Chăm Sóc Chó Samoyed Theo Từng Độ Tuổi

Từ sau khi cai sữa – 3 tháng tuổi: thời điểm thích hợp để cai sữa là khi các em được khoảng 20 ngày tuổi.

Bắt đầu có thể cho chó ăn các loại thức ăn loãng như cháo thêm thịt xay nhuyễn, canh dinh dưỡng, kết hợp bú sữa mẹ.

Số lần bú giảm dần theo từng ngày đến khi khoảng 1 tháng tuổi thì chó con có thể cai sữa hoàn toàn và có thể tự ăn.

Thức ăn vẫn nên là thức ăn mềm, dễ ăn, dễ hấp thụ và được nấu chính, lượng nước trong thức ăn sẽ giảm dần theo đến khi chắc chắn các bé ăn được thức ăn khô.

Vì các em còn quá nhỏ chưa hấp thụ tốt, nên cho ăn ít nhất 5 buổi/ ngày. Khi được khoảng 2 – 3 tháng tuổi, có thể giảm xuống 4 hoặc 3 bữa / ngày.

Từ 3 – 6 tháng tuổi: bắt đầu thêm vào khẩu phần ăn của chúng các loại dinh dưỡng thiết yếu như thịt, trứng, rau củ như cà rốt, bí đỏ, bắp cải, súp lơ, dưa chuột…, sữa.

Để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó phát triển, thức ăn của Samoyed nên được nấu chín và tránh cho chó ăn các loại xương lớn. Lượng thức ăn khoảng 360g – 600g/ngày, chia làm 3 bữa.

Từ 6 – 8 tháng: Khi chó Samoyed từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày, lúc này cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều protein, đạm, vitamin có trong các loại rau củ, trái cây như chuối, táo, dưa hấu, dâu tây, lê.

cho ăn xương để bổ sung canxi, nên bổ sung cho chó ăn trứng lộn hoặc lòng đỏ trứng gà mỗi tuần sẽ giúp bộ lông của chó Samoyed khỏe mượt.

không nên cho chó Samoyed ăn lòng trắng trứng vì sẽ khiến chó đầy bụng và khó tiêu hơn. Lượng thức ăn khoảng 400 – 500g / ngày, chia làm 2 bữa.

Từ 8 tháng tuổi trở lên: những em Samoyed đã đủ lớn và cứng cáp nên nhu cầu dinh dưỡng cũng giảm dần, khoảng 350 – 450 / ngày, chia làm 2 bữa và duy trì ở mức khoảng 400g / ngày sau 12 tháng.

Theo chất dinh dưỡng:

Bạn phải nắm chắc các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và sự thích hợp của chúng với mỗi loại chó đặc biệt là chó Samoyed.

Vì là loại chó sống lâu năm ở vùng lạnh ăn thịt sống nhưng khi về vùng nhiệt đới khô nóng hệ miễn dịch của chó không phù hợp với các loại thịt tươi sống, dễ nhiễm bệnh đường ruột.

Vì thế nhiều người nói Samoyed kén ăn, phải thật cẩn thận.

Thức Ăn Cho Chó Samoyed

Thức Ăn Cho Chó Samoyed

Tổ tiên của chó samoyed sống trong điều khiện khí hậu lạnh giá, nên chúng cần ăn những thức ăn rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein để cung cấp năng lượng và giữ ấm trong điều kiện xuống tới -10 độ.

Chó samoyed nuôi ở Việt Nam, tất nhiên, không phải chống trọi với cái lạnh nhưng bạn vẫn cần phải cho ăn theo chế độ dinh dưỡng chúng đã thích nghi hàng nghìn năm qua.

Chế độ dinh dưỡng của samoyed cần giàu đạm động vật. Khẩu phẩn ăn của samoyed phải có nhiều thịt, có thể là thịt bò hơi “sang chảnh” nhưng đây là món ăn ưa thích của nhiều giống chó tuyết, thịt gà, cá biển là tốt nhất vì ít mỡ, thịt lợn nạc hoặc nội tạng lợn như: gan, phổi, tim, cật.

Các loại thức ăn cung cấp vitamin và khoáng chất, như rau củ quả. Chó samoyed tất nhiên là loài ăn thịt, tuy nhiên vẫn cần có các loại chất này để tăng sức đề kháng.

Bạn có thể để ý nếu khẩu phần ăn của chó Samoyed thiếu rau củ, chúng sẽ tự ra ngoài tìm cỏ ăn để bổ sung. Có lẽ bạn sẽ muốn bé Samoyed nhà mình được ăn rau thay vì phải ăn cỏ.

Canxi, chất cực kỳ cần thiết cho chó Samoyed, đặc biệt là trong giai đoạn 6 tháng đầu, nhưng rất nhiều người nuôi chó ít kinh nghiệm bỏ qua.

Những chú chó bị thiếu canxi có thể dễ dàng nhận biết thống qua bệnh yếu chân, hạ bàn, nghiêm trọng có thể bị bại liệt, co giật.

Để bổ sung, hãy cho bé Samoyed của bạn ăn trứng “trứng thường, trứng lộn”, phô mai, hoặc uống sữa.

Thực Đơn Hàng Ngày Cho Chó Samoyed

Thực Đơn Hàng Ngày Cho Chó Samoyed

Theo kinh nghiệm nhiều năm nuôi và phát triển giống chó kéo xe này tại Dogily Kennel.

Chúng tôi thường cho chó Samoyed trưởng thành ăn 2 bữa một ngày vào lúc 9h30 sáng sau khi cho chúng đi tập thể dục và vệ sinh.

Bữa thứ 2 vào lúc 8h tối. Đối với chó Samoyed con dưới 6 tháng tuổi, bạn nên cho ăn ngày từ 3-4 bữa cách nhau khoảng 5-6 tiếng 1 lần.

Nên cho chó ăn theo giờ giấc sinh hoạt của bạn để tiện cho việc chăm sóc chúng.

Ngoài những bữa ăn chính hãy bổ sung cho chúng những thức ăn giàu chất dinh dưỡng như trứng vịt lộn, phô mai, sữa chua hàng tuần.

Đối với chó con có thể cho uống thêm sữa của trẻ con không đường.

Chú ý chỉ cho chó Samoyed của bạn một lượng thức ăn vừa đủ để chúng ăn hết trong bữa đó. Nếu còn thức ăn thừa thì nên đổ đi ngay và điều chỉnh lại lượng thức ăn vào bữa sau.

Nếu không có thời gian nấu những đồ ăn tươi cho chó. Bạn có thể cho chúng ăn thức ăn hạt để đảm bảo dinh dưỡng.

Môi Trường Sống Của Samoyed

Môi Trường Sống Của Samoyed

Samoyed là giống cảnh khuyển có xuất xứ từ nơi lạnh nên các bé sẽ rất khó thích nghi với khí hậu nóng ẩm của nước ta.

Giống chó tuyết này nếu sống ở Việt Nam sẽ dễ bị ốm vặt, sốc nhiệt. Bởi thế tạo môi trường thoáng mát, không quá nóng là điều cần thiết cho Sam.

Trong trường hợp nếu thời tiết quá nóng, bạn nên cho cún vào nhà bật quạt hoặc ngồi điều hòa để cún khỏe mạnh, tránh sốc nhiệt.

Ngoài ra Samoyed là giống cảnh khuyển thích vui chơi, hoạt động, chạy nhảy.

Vậy nên, Gia Đình Pet khuyên bạn nên tạo cho cún một môi trường vui chơi thoải mái nhất, tránh nuôi nhốt hoặc xích Sam thường xuyên.

Bởi điều này dễ khiến cún bị trầm cảm, không còn nhanh nhẹn như trước.

Advertisements

Vệ Sinh Cho Chó Samoyed

Vệ Sinh Cho Chó Samoyed

Chăm sóc vệ sinh cho Samoyed 2 tháng tuổi không quá khắt khe bởi nếu tắm rửa thường xuyên cún dễ bị cảm. Bởi vậy bạn chỉ cần đảm bảo cho Sam luôn được sạch sẽ là được.

Đặc biệt, những nơi cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ là mắt, miệng, tai và cắt móng chân.

Thêm vào đó, sau khi tắm nên lau khô lông cho cún thật nhanh chóng để tránh bị cảm.

Trong quá trình chăm sóc Samoyed, bạn nên cho chúng tắm nắng vào mỗi sáng sớm để cún vừa được vui chơi, vừa khỏe mạnh.

Những bé Samoyed nhỏ tuổi thông thường sẽ đi vệ sinh không đúng chỗ. Bởi vậy bạn cần dạy chúng ngay từ khi còn nhỏ tránh trường hợp sau này đi vệ sinh sai chỗ.

Bạn cần thực hiện huấn luyện thường xuyên. Ngoài ra nếu chúng không nghe lời, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của xịt vệ sinh đúng chỗ.

Chải chuốt

Việc chăm sóc lông cho Samoyed rất quan trọng, vì lông của giống cảnh khuyển này có 2 lớp và khá dày nên cần được chải chuốt ít nhất 1 lần / tuần.

Giống chó tuyết vùng Siberia này cũng hay bị rụng lông khi chuyển mùa, nên bạn cần cho chúng ăn bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất các loại rau củ quả nhằm hạn chế việc rụng lông.

Cắt móng

Móng của Samoyed khá dài và sẽ cuộn tròn lại gây đau đớn cho chúng trong việc di chuyển. Chính vì vậy, bạn cần cắt móng cho chúng mỗi tháng 1 lần.

Lưu ý: Bạn chỉ được cắt ở phần đỉnh móng, không được cắt vào phần có màu hồng. Việc bạn cắt vào phần màu hồng sẽ khiến Samoyed bị thương, đau đớn và không muốn cắt móng ở lần sau.

Tắm rửa

Samoyed là loài có xu hướng giữ cho bản thân mình sạch sẽ nên bạn không phải tắm cho chúng quá nhiều, chỉ cần vài lần/năm.

Trước khi tắm bạn nên chải lông cho chúng phòng khi bị rối. Khi tắm bạn nên xả nước vào toàn bộ cơ thể và sử dụng loại sữa tắm phù hợp để làm sạch cơ thể, loại bỏ mùi hôi.

Sau khi tắm xong, bạn nên sấy khô cho cún bằng máy sấy vì sẽ mất rất nhiều thời gian nếu để lông khô tự nhiên.

Việc để cún bị ẩm ướt trong thời gian dài dễ khiến các bé bị cảm, mắc nấm da.

Đánh răng

Giống cảnh khuyển Samoyed có hàm răng rất chắc và khỏe. Sở thích của chúng là ăn thịt nên việc vệ sinh răng miệng sau các bữa ăn là điều rất cần thiết.

Bạn cần phải đánh răng cho chúng ít nhất 2 lần / tuần để có thể ngăn ngừa các bệnh về răng miệng và tránh hơi thở có mùi.

Những Bệnh Chó Samoyed Thường Gặp

Những Bệnh Chó Samoyed Thường Gặp

Giống chó Samoyed có sức khỏe tốt. Chúng rất hiếm khi bị mắc phải căn bệnh nào quá nặng. Tuy nhiên bạn cũng nên đề phòng một số căn bệnh dưới đây.

Bệnh phát triển khớp hông không toàn hiện

Dấu hiệu nhận biết: Các ngón chân không đều đặn, hướng vào phía bên trong. Hai chân sau vận động chậm và yếu. Ngay cả việc đứng lên, ngồi xuống cũng khiến chúng gặp khó khăn.

Nguyên nhân: Do khớp xương ở hông không phát triển. Theo thời gian xương bị mài mòn, thoái hóa dần. Nặng thì có thể khiến cho Samoyed không thể di chuyển được nữa.

Cách chữa trị

Đây là một căn bệnh nặng, thường gặp nhất ở giống chó Samoyed. Nếu như chú chó của bạn mắc phải bệnh này thì khả năng chữa khỏi rất thấp.

Ngay từ lúc Samoyed được 4-9 tháng tuổi bạn không nên cho chúng vận động va chạm mạnh.

Bạn cũng cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng dành cho những chú cún Samoyed. Cho chúng ăn đủ bữa mỗi ngày, đủ lượng chất.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên cho Samoyed ăn quá nhiều, sẽ khiến chúng sinh trưởng vượt mức quy định.

Nếu tốc độ sinh trưởng quá nhanh sẽ dẫn đến hậu quả là phần khớp xương ở vị trí mông không phát triển theo kịp được.

Đây cũng là nguyên nhân chính gây nên bệnh “phát triển khớp hông không toàn diện”.

Bệnh đục thủy tinh thể

Dấu hiệu nhận biết: Mắt không còn màu đen mà chuyển dần thành màu trắng xám. Trông rất đục.

Nguyên nhân: Do di truyền hoặc cũng có thể do chấn thương bên ngoài. Khiến cho thị lực bị giảm sút nghiêm trọng.

Cách chữa trị: Nếu chó của bạn có dấu hiệu bị bệnh này thì cần phải đưa Samoyed đến ngay các cơ sở thú y để được khám và điều trị kịp thời.

Bệnh quặm mi

Dấu hiệu nhận biết: Thị lực của chó Samoyed bị suy giảm, giác mạc bị đục.

Nguyên nhân: Lông mi quá dài, chọc vào mắt khiến cho mắt bị tổn thương.

Cách điều trị: Nếu như chú chó Samoyed của bạn có dấu hiệu bị bệnh quặm mi, bạn cần phải đưa đi khám ở cơ sở thú y. Nhẹ thì có thể dùng thuốc, nặng thì cần phải phẫu thuật chỉnh mắt.

Tuyến giáp bị suy yếu chức năng

Dấu hiệu nhận biết: Chó Samoyed bị tăng cân đột ngột trong thời gian ngắn. Chúng bị rụng lông, lúc nào cũng mệt mỏi, da cũng sạm đen hơn. Chức năng sinh sản gần như mất hoàn toàn.

Nguyên nhân: Do hormone trong cơ thể không ổn định, bị mất cân bằng.

Cách điều trị: Khi chú chó của bạn có những dấu hiệu trên thì trước tiên bạn cần phải đưa tới bác sĩ ngay để kiểm tra.

Bệnh này sau khi điều trị một thời gian sẽ khỏi hoàn toàn. Vì thế bạn không cần quá lo lắng.

Trên đây là cách chăm sóc chó samoyed con và cách nuôi chó samoyed khoa học để chúng thích nghi tốt nhất với môi trường, cũng như trung thành và gắn kết với bạn. Chúc bạn thành công!

Advertisements

Advertisements
Nguyễn Viết Hòa
Bác Sĩ Nguyễn Viết Hòa - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học