Bạn mới nhận nuôi một bé cún Poodle mà chưa biết cách nuôi chăm sóc như nào, thì Cùng Gia Đình Pet tìm hiểu cách chăm sóc chó Poodle sao chó đúng cách.
Nuôi chó Poodle không quá khó, nhưng đòi hỏi sự tỷ mỉ, hiểu về những kỹ thuật chăm sóc sau đây, đảm bảo sẽ không còn khó khăn trong viêc nuôi chúng.
Chế Độ Ăn Uống Của Chó Poodle
Đối với những chú chó Poodle thì tùy thuộc vào mỗi độ tuổi khác nhau mà chúng đòi hỏi cách nuôi khác nhau.
Đối với chó Poodle 2 tháng tuổi
Cách nuôi chó Poodle giai đoạn này khá phức tạp vì chúng vừa mới xuất chuồng, đã cai sữa mẹ và bắt đầu tập ăn ngoài. Hệ tiêu hoá của chúng lúc này còn khá yếu và chưa phát triển hết.
Chính vì vậy cơ chế cung cấp dinh dưỡng lúc này khá quan trọng đối với chó Poodle. Để cung cấp thức ăn cho chó và chất dinh dưỡng cho chúng giai đoạn này, các bạn có thể cho Poodle ăn 1 số loại thức ăn sau:
- Cháo loãng nấu với nước xương. Thức ăn khô ngâm mềm.
- Sữa ấm khoảng 200-300ml/ngày.
- Rau củ quả xay nhuyễn.
- Tuyệt đối tránh không cho chúng ăn các loại xương, đồ ăn tạnh, hạt cứng.
Đối với chó Poodle từ 3-6 tháng tuổi
Poodle giai đoạn này đã trở nên cứng cáp hơn, một số loại thức ăn bạn có thể cho chúng ăn là:
- Thức ăn mềm dễ tiêu hoá như các loại cháo thịt gà, lợn, bò, tim gan.
- Rau củ quả xay nhuyễn.
- Sữa ấm từ 300-400ml.
- Lưu ý giai đoạn này không cần cho Poodle ăn quá nhiều. Duy trì từ 3-4 bữa/ngày.
Đối với chó Poodle từ 6 tháng tuổi trở đi
Ở giai đoạn này, Poodle đã ổn định đường tiêu hóa và cần được tăng khẩu phần ăn đồng thời bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm đạm, canxi, chất xơ, tinh bột, duy trì từ 2 đến 3 bữa ăn/ngày.
Những loại thức ăn bạn có thể cung cấp cho chúng hàng ngày là:
- Các loại thức ăn tự chế biến từ thịt bò, thịt gà, thịt lợn, kết hợp các loại rau củ.
- Các loại thức ăn khô có sẵn.
- Có thể bổ sung thêm trứng, vitamin, khoáng chất, các loại bánh quy.
Chăm Sóc Chó Poodle Đúng Cách
Bất kì người nuôi nào cũng muốn thú cưng của mình phát triển tốt. Không phải tự nhiên Poodle của bạn phát triển hoàn hảo.
Nó còn phụ thuộc vào giống và cách nuôi khoa học, bạn cần lưu ý những phương pháp sau đây.
Tắm rửa cho chó Poodle
Chó Poodle là một trong những bạn cún cưng đáng yêu, nhỏ nhắn và ngoan ngoãn do đó cách nuôi chó Poodle liên quan đến việc vệ sinh cơ thể cho bạn ý không phải là một điều quá khó khăn.
Sau đây bọn mình xin đưa ra một số tip dựa trên lời khuyên của cộng đồng có kinh nghiệm nuôi chó Poodle để giúp bạn có cách chăm sóc chó Poodle dễ dàng nhé.
Bước 1: Hãy chuẩn bị thật đầy đủ những vật dụng cần thiết để tắm cho cún cưng như sữa tắm cho chó, dầu xả, khăn bông mềm để lau và một chiếc máy sấy hạn chế tiếng ồn để sấy khô lông của cún. Nào bây giờ bắt đầu thôi.
Bước 2: Chuẩn bị nước ấm là một việc rất cần thiết giúp cho tâm lý cún ổn định và thoải mái.
Nghiên cứu cho rằng nước ấm có tác dụng là giãn các nơ ron thần kinh do vậy giúp cho cún giảm bớt đi sự sợ hãi ban đầu, dễ chịu và yêu thích làm sạch cơ thể hơn.
Bước 3: Làm ướt bộ lông của cún từ từ và massage nhẹ nhàng để gột rửa bớt những bụi bẩn bám lên lông cún.
Bạn lưu ý hãy bắt đầu xả nước ở phần thân trước rồi thấm nước nhẹ lên phần lông trên mặt chó, không nên xối nước trực tiếp lên khuôn mặt nhỏ bé ấy bơi nước có thể làm cay mắt bé đấy.
Sau đó, thoa ít dầu tắm gội chuyên dụng giúp lông chó trở nên suôn mượt và bóng khỏe hơn.
Bước 4: Tiếp theo, bạn chỉ việc dùng khăn mềm lau khô đi lớp nước thừa còn vương trên lông của bạn Poodle rồi dùng máy sấy sấy khô lông cho bé nhé.
Có thể ban đầu, bé chưa quen dẫn đến hơi hốt hoảng do tiếng máy sấy do vậy trước khi bắt đầu sấy, bạn nên nói chuyện trấn an em ý một chút nhé, để bé an tâm hơn đấy mà.
Cách nuôi chó Poodle như thế nào để các bé luôn luôn xinh xắn và đáng yêu nhỉ? Chắc chắn làm các ông bố bà mẹ phải chăm chải lông làm điệu cho cún yêu rồi.
Sau khi tắm chính là thời điểm dễ chải lông và giúp lông giữ form dáng hoàn hảo nhất.
Vì vậy, khi sấy khô lông Poodle xong, bạn nên dùng lược chải xuôi bộ lông để lấy đi những phần lông rụng còn dính lại trên người cún, rồi dùng lược có gai mềm chải ngược chiều lông mọc để đánh xù tạo kiểu lông cho cún cưng của mình nhé.
Bước 5: Kiểm tra lại tất cả các vị trí như mắt và tai của chó. Đặc biệt, độ ẩm trong tai chó quá cao sẽ dẫn đến sự xâm nhập các vi khuẩn tích tụ trong tai gây viêm nhiễm.
Do đó, bạn nên lưu ý điểm này trong cách nuôi chó Poodle của mình, giữ cho tai và mắt cún yêu luôn vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn và thấm khô hết nước trong tai bằng tăm bông.
Cuối cùng, hãy cho chú cún yêu của chúng ta uống sữa ấm sau khi tắm để khôi phục thân nhiệt cho chúng nhé, nếu thân nhiệt quá thấp thú cưng rất dễ bị cảm lạnh đấy.
Ghi nhớ lịch tiêm phòng định kỳ
Để nuôi nấng một chú cún khỏe mạnh, ngoài việc vệ sinh sạch sẽ và cho ăn đầy đủ, điều mà chủ nuôi cũng cần phải quan tâm trong cách nuôi chó Poodle của mình chính là lịch chủng ngừa cho bé.
Bệnh Care, bệnh Parvo và bệnh dại là những căn bệnh rất phổ biến đối với những chú cún con từ 2-3 tháng tuổi, đặc biệt là bé cún nhỏ nhắn như Tiny hay Toy Poodle đều có khả năng nhiễm bệnh rất cao.
Do đó, khi bé vừa đủ tuổi tiêm phòng bạn nên cho bé chủng ngừa theo lời khuyên của bác sĩ thú y, đồng thời ghi nhớ lịch tiêm phòng của em cún nhà mình đi tiêm nhắc lại sau 24-30 ngày để củng cố hệ miễn dịch của bé.
Chăm Sóc Lông
Poodle sau khi được cạo lông máu rất dễ chăm, lông mới ít bị rụng vương vãi ra nhà. Thực ra tỉ lệ lông rụng của poodle cũng tương đương với các giống chó khác thôi, nhưng do lông xoăn nên khi rụng ít bị rơi ra mà thường bám luôn trên người.
Hàng ngày bạn nên chải lông bằng găng tay hoặc lược chải lông để loại bỏ lớp lông rụng này, tránh vương ra sàn hay quần áo.
Hàng tuần bạn nên tắm cho bé từ 1 đến 3 lần, tùy vào thời gian vận động nhiều hay ít. Lưu ý là nên dùng sữa tắm phù hợp với màu lông bé Poodle nhà mình để tránh mất màu.
Có sữa tắm phù hợp cho tất cả cả màu của poodle nhé, đen đỏ hay trắng đều có cả.
Tùy 3 tháng đến nửa năm, tùy vào tốc độ mọc lông của từng bé, bạn nên đưa bé ra tiệm cắt tỉa lại lông cho đẹp trai xinh gái.
Tránh để lông quá dài, nhìn vừa mất thẩm mỹ lại vừa rất nóng, nhất là trong mùa hè ở Việt Nam.
Tập Thể Dục Cho Bé Poodle
Giống chó poodle nhìn chung thích vận động và chơi đùa, vì vậy bạn nên dắt bé poodle của mình đi dạo thường xuyên, tốt nhất là mỗi buổi chiều.
Công viên là nơi thích hợp để đi dạo. Bạn cũng nên mua 1 quả bóng hoặc xương cao su và chơi trò ném bắt với bé poodle, vừa mang tính giải chí, vừa là cách huấn luyện để rèn luyện sức khỏe và tăng sự gắn kết.
Poodle nói chung không đòi hỏi phải vận động hàng ngày, nhưng bạn nên cho bé vận động nhiều nhất có thể để giảm mỡ thừa, tăng cường sức khỏe và “xả stress” sau cả ngày dài ở trong 4 bức tường.
Cũng là cơ hội để bạn ra ngoài đi dạo, thể dục và hít thở khí trời nữa.
Nơi ngủ nghỉ cho Poodle
Chó Poodle dễ bị cảm khi gặp khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh nên cần phải đảm bảo nơi ở luôn thoáng mát, sạch sẽ, không ẩm ướt.
Chúng rất dễ mắc các bệnh họ, viêm phổi khi bị lạnh nên về mùa đông phải giữ ấm cơ thể chó chúng.
Huấn luyện chó Poodle đi vệ sinh
Theo Gia Đình Pet, bạn cũng nên học cách dạy Poodle đi vệ sinh đúng chỗ để giúp căn nhà luôn sạch sẽ và không tốn công dọn dẹp. Bài huấn luyện đó bao gồm các bước sau:
Bước 1: Quy định một chỗ đi vệ sinh cố định dành cho Poodle.
Bước 2: Nếu cún có biểu hiện đi lòng vòng, một chân nhấc lên, ngửi ngửi thì bạn phải nhanh chóng bế cún vào ngay chỗ đi vệ sinh cố định kia.
Bước 3: Phải đợi chúng đi vệ sinh bằng được. Nếu không đi, bạn ép chúng phải ngồi đấy đến khi đi xong mới được đứng dậy.
Lưu ý: Lặp đi lặp lại các bước này hàng ngày, khoảng 10-15 ngày bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn cách nuôi chó Poodle cũng như các vật dụng cần thiết khi nuôi chúng.
Hy vọng các bài viết dưới đây đã cung cấp các thông tin hữu ích để bạn có thể tự tin chăm sóc em Poodle.