Cách Ít Người Biết Để Chăm Sóc Chó Lạp Xưởng

chăm sóc chó lạp xưởng
4.8/5 - (9 bình chọn)

Bạn mới sở hữu một chú chó lạp xưởng, nhưng đang băn khoăn không biết chăm sóc chó lạp xưởng sao cho đúng cách.

Vậy củng Gia Đình Pet tìm hiểu cách chăm sóc chó lạp xưởng con và chó trưởng thành sau đây.

Các bạn cũng có thể phần nào hình dung ra được những công việc mà bạn có thể làm trong cách nuôi chó lạp xưởng của mình sao cho tốt nhất cho sự phát triển cũng như sức khỏe của chó.

Cách Nuôi Chó Lạp Xưởng Con Từ 1 Tới 2 Tháng Tuổi

Cách Nuôi Chó Lạp Xưởng Con Từ 1 Tới 2 Tháng Tuổi

Cách nuôi chó Lạp Xưởng con từ 1 – 2 tháng tuổi: nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn là tốt nhất, để hệ tiêu hóa của chúng dần hoàn chỉnh và mọc răng sữa.

Tuy nhiên, nếu chó mẹ ít sữa bạn có thể áp dụng cách nuôi chó Lạp Xưởng con bằng các loại sữa bột chuyên dụng.

Cách Nuôi Chó Xúc Xích Từ 3 Tới 5 Tháng Tuổi

Cách Nuôi Chó Xúc Xích Từ 3 Tới 5 Tháng Tuổi

Cách nuôi chó Xúc Xích con từ 3 – 5 tháng: độ tuổi khá ổn định và hoàn chỉnh cho một chú chó con.

Ban đầu bạn tập cho cún ăn cháo loãng hoặc cơm nhuyễn có pha nước lọc, đến lúc mọc răng bạn có thể cho ăn cháo cùng với thịt băm nhuyễn.

Hoặc dùng thức ăn cho chó dạng hạt đã ngâm mềm. Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày. Cách nuôi chó Lạp Xưởng cần tránh cho chó ăn thức ăn khô, tanh, dai và cứng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bột gạo, bột ngô, thịt băm nhỏ hoặc nội tạng của gia súc. Cho ăn thêm thịt bò, gà, hạn chế thịt lợn vì khó tiêu.

Thức ăn đều phải nấu chín và loãng như cháo đừng cho ăn khô sẽ không tốt. Định lựơng bao nhiêu là tùy vào chó to hay nhỏ.

Cách nuôi chó Xúc Xích tốt nhất là kiểm soát thời gian ăn của chó. Bữa ăn của chó thường kéo dài không quá 5 phút, nếu chó ăn hết sạch và còn hơi thòm thèm là đủ. Sau khi ăn lập tức phải mang bát đi rửa ngay cho sạch sẽ.

Nếu chó để thừa thúc ăn, đem bỏ đi và bữa sau phải giảm định lượng xuống cho phù hợp. Một số người có cách nuôi chó Xúc Xích không tốt, vô tình để thừa thúc ăn để khi nào đói chó tự ăn.

Như vậy là hại chó vì thức ăn thừa dễ ôi thiu, chó ăn vào dễ bị ngộ độc và chết.

Cách Nuôi Chó Lạp Xưởng Từ 6 Tháng Tuổi

Cách Nuôi Chó Lạp Xưởng Từ 6 Tháng Tuổi

Cách nuôi chó Lạp Xưởng ở giai đoạn này có nhiều điểm khác biệt khi chó còn nhỏ. Mỗi tuần có thể cho chó ăn một bữa ăn no hơn bình thường, tăng thêm một quả trứng gà.

Trứng gà nấu chín rất tốt cho sự phát triển của chó. Giữ cho bộ lông bóng mượt cho dù ít được chải lông.

Sau khi đi dạo buổi tối có thể cho uống một ít sữa hoặc nước đường pha loãng.

Sau 5 tháng tuổi, có thể bổ sung thịt bò, gà sống trong khẩu phần ăn của chó. Lưu ý thịt phải tươi sống, cho ăn tăng dần từ ít đến nhiều.

Chế độ ăn này đặc biệt có lợi đối với các giống chó lớn và chó nghiệp vụ. Đừng sợ chó bị đi ngoài khi ăn thịt sống, vì bản năng hoang dã chó vẫn ăn thị sống từ các con thú trong rừng.

Sau khi ở với người chó mới thuần hóa ăn các thức ăn khác của người

Với cách nuôi chó Lạp xưởng từ 6 tháng tuổi trở đi, bạn có thể bắt đầu cho chó ăn 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày.

Cho ăn thêm pate cho chó để bổ sung thêm dinh dưỡng. Đây là thời điểm này rất cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều Protein, Canxi và đạm cho chó Lạp xưởng.

Kết hợp luyện tập thể lực để chó con khỏe mạnh. Chú ý tẩy giun, sán thường xuyên và định kỳ cho chó Lạp Xưởng để chó mau lớn và có thể hấp thu tốt thức ăn.

Dinh dưỡng hợp lý kết hợp với luyện tập sẽ cho ta một con chó đẹp, thông minh và cường tráng. Chó con phát triển nhanh nhất là giai đoạn dưới 1 tuổi.

Chó trưởng thành có đẹp và khỏe hay không phụ thuộc vào thời kỳ này rất nhiều. Nhiều con bị hỏng chân, phom dáng không đạt là do cách nuôi chó Lạp Xưởng của chủ chưa đúng chứ nhiều khi không phải do giống.

Cách Nuôi Chó Dachshund Trên 1 Năm Tuổi

Cách Nuôi Chó Dachshund Trên 1 Năm Tuổi

Cách nuôi chó Dachshund trưởng thành cần chú ý là chỉ cần ăn một bữa một ngày là đủ. Nhưng vẫn phải đủ về chất lượng.

Thịt nhiều rau ít, thỉnh thoảng cho gặm ống xương bò hoặc xương đùi bò. Tuy nhiên, cách nuôi chó Dachshund cũng còn tùy thuộc vào các mục đích khác nhau và các giống to, nhỏ. Định lượng và chất lượng cũng khác nhau.

Với cách nuôi chó Dachshund con và chó trưởng thành ở trên chỉ cần điều chỉnh một chút là được.

Advertisements

Giai đoạn này không nên vì thương chó hay muốn chúng lớn phổng mập mạp mà cho Lạp Xưởng ăn không kiểm soát, điều này cực kỳ tai hại đối với chúng.

Đây cũng là giai đoạn quan trọng giúp định hình hình dáng cũng như tính cách của chó Lạp Xưởng.

Nếu là người bận rộn và không có thời gian chuẩn bị bữa ăn cho chó thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những thức ăn dạng khô có sẵn dành riêng cho chúng.

Cách nuôi chó Dachshund khi về già là giảm trọng lượng và chỉ nên duy trì lượng dinh dưỡng vừa đủ.

Không để chó béo phì sẽ sinh nhiều bệnh như tim mạch, xương khớp, thận.

Dinh Dưỡng và Thức Ăn Cho Chó Lạp Xưởng

Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Cho Chó Lạp Xưởng

Khoản ăn uống với Lạp Xưởng khá đơn giản, chúng là giống chó lao động nên không kén ăn.

Tuy nhiên, chúng là giống chó có cơ bắp phát triển và hoạt động nhiều nên cần phải cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein.

Khối lượng protein phải chiếm từ 22 – 28% tổng khối lượng thức ăn hàng ngày và chất béo phải chiếm từ 12 – 15%.

Protein và chất béo được cân bằng tự nhiên trong các loại thức ăn tươi như thịt bò, thịt lợn, gà, nội tạng động vật và trứng thường và trứng vịt lộn.

Phần còn tại, từ 58 – 66% khối lượng là chất xơ, tinh bột, vitamin và nước. Những chất này có trong rau củ quả, cơm, cháo, bánh quy.

Nếu thời tiết nắng nóng có thể cho Dachshund ăn kem (chúng thích ăn kem), một cách giải nhiệt rất tốt và cũng là cách cung cấp thêm thành phần sau khi phân giải của tinh bột.

Nên cho chó Lạp Xưởng ăn các loại thức ăn sẵn đóng gói thay vì tự chế biến.

Các loại thức ăn sẵn của các thương hiệu uy tín như Royal Canin, Fitmin, Smarthearth, Morando,… đã có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng với tỉ cân bằng như mô tả ở trên.

Bạn chỉ cần bóc ra cho bé ăn theo hướng dẫn mà không phải bổ sung hoặc chế biến gì thêm.

Thể Dục Hàng Ngày Cho Dachshund

Thể Dục Hàng Ngày Cho Dachshund

Lạp xưởng là giống chó săn vì vậy chúng có nhu cầu hoạt động rất cao. Bạn cần cho chúng ra ngoài không gian thoáng dạo chơi, chạy nhảy ít nhất nửa tiếng mỗi ngày.

Chúng cũng rất thích đào bới. Nếu chơi gần ở những nơi có đất cát, cứ cái gì đào được là chúng sẽ đào hết.

Vì vậy bạn nên tránh những nơi có thể đào ra nếu không muốn phải tắm rửa sạch sẽ cho chúng hàng ngày.

Đặc biệt là trong “mùa yêu”, sen càng phải canh phòng cẩn thận nếu không muốn cún cưng nhà mình đào hầm trốn theo “tiếng gọi ái tình”.

Vốn là giống chó săn và rất thiện chiến, lạp xưởng có thể đuổi theo và tấn công những em thú cưng nhỏ khác khi bản năng săn mồi trỗi dậy.

Chúng cũng thường cả gan tấn công cả những chú chó lớn hơn nếu bị xâm phạm lãnh thổ.

Vì vậy khi đưa cún ra ngoài sen nên có dây dắt để tránh việc chúng khiêu khích những chú chó lớn, hoặc đuổi theo những con thú nhỏ khác dẫn đến đi lạc.

Bệnh Thường Gặp Ở Chó Lạp Xưởng

Bệnh Thường Gặp Ở Chó Lạp Xưởng

Tuổi thọ của Dachshund khá dài nếu được chăm sóc tốt, trung bình từ 12 -15 năm. Tuy nhiên chúng cũng hay bị mắc phải một trong những lọai bệnh khá phổ biến đó là bệnh về xương sống.

Vì thân hình đặc trưng không cân đối là chân ngắn lưng dài nên chúng thường bị áp lực về trọng lượng cơ thể nên rất dễ bị mắc bệnh này.

Do vậy khi nuôi chó bạn nên lưu ý không nên cho chó quá khích mà nhảy cao, vì như vậy sẽ rất ảnh hưởng đến bộ xương của chó. Tránh cho chó hoạt động mạnh để bảo vệ sức khỏe cho chó.

Ngoài ra chó cũng hay mắc phải một số bệnh khác như: béo phì, nếu béo phì thì lại càng ảnh hưởng đến xương của chó, do vậy bạn nên lưu ý trong chế độ ăn hằng ngày của chó để tránh trường hợp chó bị bệnh béo phì nhé.

Bệnh tim và đái tháo đường cũng được những chuyên gia về chó nhắc đến trong list bệnh thường gặp của chó.

Do vậy bạn nên chăm sóc chú chó của mình thật cẩn thận nhé, khi chó được 6 tháng và 1 năm thì cho ăn ngày 2 bữa thôi là đủ.

Nếu bạn muốn huấn luyện chó về thể lực thì nên tham khảo khẩu phần ăn cho chó từ các chuyên gia và nên tẩy giun cho chó hàng tháng để đảm bảo sức khỏe cũng như hấp thụ thức ăn tốt.

Advertisements

Advertisements
Nguyễn Viết Hòa
Bác Sĩ Nguyễn Viết Hòa - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học