Làm Sao Để Phát Hiện Chữa Trị Chó Bị Viêm Tai

chó bị viêm tai
4.8/5 - (12 bình chọn)

Bệnh viêm tai ở chó là chứng viêm ở phía ngoài và trong ống tai. Theo thống kê hiện nay có khoảng 20% chó mắc phải căn bệnh này, bệnh viêm tai ngoài có thể xảy ra ở bất cứ giống chó nào.

Vì vậy bạn cần phải biết cách điều trị cũng như phòng chống căn bệnh này. Gia Đình Pet sẽ cung cấp cho các bạn nhiêu thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề này.

Nguyên Nhân Chó Bị Viêm Tai

Nguyên Nhân Chó Bị Viêm Tai

Chó bị dị ứng: Một số trường hợp chó bị dị ứng khi ăn hoặc nuốt, chạm vào một thực phẩm hoặc độ vật nào đó và bệnh viêm tai là một trong số những kích ứng đầu tiên.

Động vật kí sinh: Ve tai Otodectescynotis có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm tai ở chó. Thông qua nhiều con đường khác nhau, loài ve này có thể xâm nhập và tấn công tai của chó, dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

Lúc này, chó sẽ cố gắng cào cấu để giảm thiểu cơn ngứa nhưng đồng thời khiến cho tai của nó bị tổn thương nghiêm trọng.

Nhiễm trùng tai: Chó có thể bị các loại vi khuẩn hoặc men Malassezia paphydermatis tấn công gây ra bệnh nhiễm trùng tai.

Trong điều kiện bình thường, tai chó có thể tự đề kháng để chống lại vi khuẩn này.

Tuy nhiên, nếu môi trường vùng tai thay đổi do dị ứng, tiết hormone bất thường, độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ, gây bệnh viêm tai ở chó.

Các ngoại vật: Râu thực vật, bụi bẩn được tích tụ trong thời gian dài trong tai chó những không được vệ sinh để loại bỏ sẽ trở thành tác nhân gây bệnh viêm tai chó.

Những bất thường do hormone gây ra: Chó bị thiếu hoặc thừa nhiều loại hormone như hormone tuyến giáp, glucocorticoids có thể gây ra các bện về da và tai.

Cách Nhận Biết Chó Bị Viêm Tai

Cách Nhận Biết Chó Bị Viêm Tai

Việc quan sát chó thường xuyên, nhất là kiểm tra bộ phận tai sẽ giúp cho chúng ta biết được có phải chú chó nhà mình đang bị mủ ở tai hay không.

Thường viêm tai ở cún cưng sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Chó liên tục dùng chân để gãi vào tai do chúng ngứa và khó chịu
  • Chó bị thối tai và có mủ hôi tanh, khó chịu.
  • Chó bị sưng tai, đỏ rát trong cả niêm mạc và vành tai
  • Chó nằm một chỗ và tỏ ra mệt mỏi, lười vận động
  • Chó ăn ít hơn bình thường và thu mình lại một góc hoặc chó trở nên hung dữ hơn bình thường.

Bệnh viêm tai của chó tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của chó nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng chú chó nhà bạn kén ăn, cân nặng sụt giảm và từ đó sức đề kháng giảm sút.

Chưa kể đến việc chó bị thối tai còn gây mùi khó chịu cho những người xung quanh và ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người trong gia đình.

Chữa Chó Bị Viêm Tai Hiệu Quả

Chữa Chó Bị Viêm Tai Hiệu Quả

Để điều trị bệnh viêm tai ở chó hiệu quả, chúng ta cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Với sự đa dạng của các dạng và loại bệnh, thật khó để đoán rằng không có cách điều trị duy nhất cho bệnh viêm tai giữa ở chó. Mỗi loài đòi hỏi một cách tiếp cận riêng:

Advertisements

Viêm tai giữa mủ: điều trị bằng kháng sinh là bắt buộc và tai bị ảnh hưởng được điều trị bằng chlorhexidine và hydro peroxide.

Viêm tai giữa mãn tính: liên quan đến việc sử dụng kháng sinh, nên dùng dexamethasone. Giọt Kandibiotik cũng được quy định, một phương tiện chống lại nấmvi khuẩn gây bệnh.

Viêm tai giữa nấm: Gaselan 2% được sử dụng, tai thường xuyên được xử lý bằng dung dịch axit photphoric.

Viêm tai giữa do vi khuẩn: để điều trị, các loại thuốc phức tạp có tác dụng chống nấm và chống vi khuẩn được sử dụng, ví dụ, thuốc ở dạng thuốc xịt Surolan.

Dạng dị ứng của viêm tai giữa: bao gồm chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt trong ba tháng, thuốc nhỏ giọt được kê đơn để loại bỏ ngứa.

Nếu dị ứng có tính chất theo mùa vĩnh viễn, có thể sử dụng thuốc kháng histamine theo chỉ định của bác sĩ thú y.

Chúng ta có thể sử dụng Glucococticoid, dexamethasone để giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm ở trong lỗ tai.

Nếu xuất phát của bệnh viêm tai là do sự thay đổi hormone, dị ứng thì chó cần được áp dụng các liệu pháp cân bằng lại cơ thể như: Bổ sung cân bằng hormone, kiểm tra dị ứng và sử dụng liệu pháp miễn dịch.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải làm sạch, loại bỏ dịch mủ, máu trong lỗ tai chó 2 lần/ ngày bằng dung dịch nước oxy già hoặc các loại dung dịch vệ sinh tai chuyên dụng, các loại thuốc nhỏ tai cho chó được bày bán tại các nhà thuốc thú y.

Khi chó có biểu hiện nặng cho chó đi gặp bác sỹ thú y: Để kiểm tra tình trạng dị ứng dẫn đến viêm tai, hoặc bổ sung thuốc để giúp chó cân bằng lượng hormone.

Và có những điều trị, liệu pháp cần thiết khác để có thể miễn dịch cho chó giảm nhanh chóng tình trạng viêm tai xuống.

Vệ sinh cho chó sạch sẽ: Vấn đề này cũng vô cùng quan trọng để giúp chó loại bỏ dịch mủ, hay máu ở lỗ tai.

Nếu bạn tự thực hiện tại nhà nên dùng nước oxy già để làm sạch vi khuẩn ở tai chó, hoặc cũng có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ tai chuyên dụng dành riêng cho chó để an toàn và hiệu quả nhanh chóng.

Biện Pháp Phòng Ngừa Viêm Tai Ở Chó

Biện Pháp Phòng Ngừa Viêm Tai Ở Chó

Chủ sở hữu phải chăm sóc sức khỏe của thú cưng của mình, và do đó ngăn ngừa sự phát triển của các loại bệnh. Phòng ngừa viêm tai giữa như sau:

  • Bạn không nên cho phép chó hạ thân nhiệt
  • Sau khi tắm, loại bỏ nước thừa bằng tăm bông
  • Các thủ tục vệ sinh thường xuyên nên được thực hiện
  • Kiểm tra hàng ngày các auricle và làm sạch một vài lần một tuần
  • Nó là cần thiết để cung cấp một chế độ ăn uống đầy đủ của con chó
  • Hạn chế tiếp xúc với các động vật lạ khác
  • Bất cứ khi nào có thể tránh chấn thương vật nuôi và các tình huống căng thẳng.

Viêm tai giữa có thể gây điếc cho động vật, và, ngoài ra, gây ra một số hậu quả không thể đảo ngược.

Để ngăn chặn điều này xảy ra, bạn nên cẩn thận theo dõi chú chó yêu quý của mình, và không cố gắng tự kê đơn và tiến hành trị liệu.

Để bảo vệ sức khỏe chó tốt nhất, mỗi người nuôi cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức hữu ích về chăm sóc và phòng ngừa tai chó bị viêm tai.

Hi vọng rằng những thông tin trong bài viết Gia Đình Pet đã một phần nào đó hỗ trợ các bạn thực hiện chữa trị bệnh viêm tai cho chó tốt nhất.

Advertisements

Advertisements
Nguyễn Viết Hòa
Bác Sĩ Nguyễn Viết Hòa - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học