Cách Nhận Biết Nguyên Nhân Chó Bị Sưng Chân Đau Chân

chó bị đau chân
4/5 - (6 bình chọn)

Bỗng dưng chó bị sưng chân đi khập khiễng, có thể chó bạn gặp tai nạn ngoài ý muốn như gãy xương, bong gân, trật khớp hoặc đứt dây chằng, có thể vật nặng nào đó rơi vào chân chúng.

Vậy khi chó bị sưng chân do nguyên nhân nào, điều trị ra sao, cùng Gia Đình Pet tìm hiểu và đưa ra cách chữa trị tốt nhất sau đây.

Nguyên Nhân Chó Bị Sưng Chân

Nguyên Nhân Chó Bị Sưng Chân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chó bị viêm khớp. Ví dụ như bị tổn thương do vận động, bị các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng.

Nhưng có nhiều nguyên nhân do nguyên tố di truyền, béo phì và vận động quá nhiều dẫn đến bệnh xương khớp.

Có thể là 2 chân trước, 2 chân sau do đùa nghịch ngã hoặc bị tấn công. Tuy nhiên, trường hợp này có thể nhanh chóng điều trị. Đối với việc chó bị đau chân do viêm khớp có thể xảy ra do:

Do quá trình lão hóa ở chó làm sụn khớp bị thoái hóa và trở nên kém linh hoạt hơn, khiến chó bị đau chân, đi lại khó khăn.

Bệnh phát triển do chấn thương, gãy xương – căng, đứt dây chằng – gân – cơ, trật khớp hoặc nhiễm trùng khớp. Chúng cũng gây nên tổn thương về chân cho cún cưng.

nguyên nhân thường gặp khi chó bị sưng chân

Những nguyên nhân thường gặp khi chó bị sưng chân

Chó bị đau chân do tổn thương ngoài da: như móng chân, đá, kính cỡ đâm vào chân. Chó bị đau chân do căng cơ

Chân chó bị bong gân hoặc trật khớp: do bị tai nạn hoặc do leo cầu thang, khi chạy nhảy mạnh. Bong gân nặng có thể gãy xương hoặc sai khớp

Chó bị đau chân do bệnh còi xương: Biểu hiện chủ yếu là rối loạn tiêu hóa, xương bị dị dạng, đau chân, đi lại cà nhắc.

Chó bị thấp khớp: các khớp và các mô xung quanh bị phù nề, các khớp sưng to, đi lại, di chuyển khó khăn.

Chó hay chạy nhảy, hoạt động mạnh: có thể dẫn đến ngã gãy xương. Đặc biệt là những chú chó nhỏ có xương mảnh như Poodle, Chihuahua, Maltese.

Chó bị đau chân do kí sinh trùng: Các loại kí sinh trùng như bọ chó, ve, rận cắn ở bề mặt da làm loét da, vi khuẩn dễ xâm nhập làm vết loét lan rộng. Để lâu có thể bị liệt, yếu cơ cùng các triệu chứng khác.

Advertisements

Làm Gì Khi Chó Bị Sưng Chân

Làm Gì Khi Chó Bị Sưng Chân

Nếu cún đi cà nhắc, đi khập khiễng, nhưng bàn chân của cún không có dấu hiệu sưng tấy, không có dấu hiệu gẫy chân, chân vẫn còn lành nặn thì bạn không cần phải quá lo lắng vì cún chỉ bị thương nhẹ, cứ để thế là cún sẽ khỏi

Nếu cún bị nặng, chân có hiện tượng sưng tấy, chân bị trẹo, gẫy xương thì hãy để cún nằm yên tại chỗ, không di chuyển cún. Nếu cún đau quá cố gắng kiểm soát không cho cún dãy dụa, chạy đi.

Nếu xương bị gãy bạn cần tìm người có chuyên môn, chăm sóc cho cún, nẹp chân cho cún, nếu chân không có hiện tượng bị gãy, thì bạn không cần phải nẹp chân.

Hạn chế vận động cho cún từ 1-2 ngày, nếu sau 24h mà cún không đi lại bình thường thì hãy đưa cún đến cơ sở thú y gần nhất để được hỗ trợ.

Nếu chúng bị đau chân cà nhắc mức độ nặng có thể dùng một miếng gạc lạnh dán và khớp chân để giảm viêm. Sau đó đưa cún đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Nếu chó bị đau chân do bệnh thấp khớp hay do chó bị thiếu canxi , phải đưa chúng đến bác sĩ thú y để thăm khám, chẩn đoán và đưa ra cách điều trị thích hợp.

Chẩn đoán nhanh và chính xác là cơ sở giúp quá trình điều trị có nhanh chóng và thành công hay không.

Cách nhận biết chó bị gãy chân

Cách nhận biết chó bị gãy chân

Dựa theo những dấu hiệu khi chó bị gãy xương như chân biến dạng, không di chuyển được hoặc di chuyển khó khăn.

Kèm theo đó là bị sưng, bong gân hoặc các cơ năng gặp trở ngại. Cún cưng thường sẽ có những hoạt động khác thường.

Chó bị gãy xương, bên ngoài sẽ có những thay đổi rõ ràng. Tùy theo vị trí gãy xương chân, chậu, sườn hay xương sống.

Tuy nhiên, đối với chó bị gãy chân thì chân bị biến dạng, tư thế bốn chân bất thường. Chân bị ngắn lại, dài ra hoặc cong cong lại.

Thông thường chúng bị tình trạng này là do hoạt động nặng hoặc bị chịu tác động ngoại lực.

Khi phát hiện ra chó bị gãy chân cần quan sát luôn phần mềm xem xung quanh có vết thương hay không. Tránh để vết thương hở bị nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Advertisements

Advertisements
Nguyễn Viết Hòa
Bác Sĩ Nguyễn Viết Hòa - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học