Cách Nhanh Chóng Và Dễ Dàng Chữa Chó Bị Sốc Nhiệt

chó bị sốc nhiệt
Rate this post

Chó bị sốc nhiệt do cơ thể chó có khả năng hấp thụ nhiệt tốt và giải phóng nhiệt rất kém nên chỉ cần nhiệt độ môi trường tăng cao thì chúng sẽ dễ bị sốc nhiệt.

Vậy phải làm sao khi chó bị sốc nhiệt phải làm sao? Làm thế nào để phòng chống sốc nhiệt cho chó, hãy cùng Gia Đình Pet cách xử lý khi bị sốc nhiệt, trách rủi ro không muốn.

Dấu Hiệu Sốc Nhiệt Ở Chó

Dấu Hiệu Sốc Nhiệt Ở Chó

Chúng ta đang trải qua những ngày nóng nhất của mùa hè và cũng là khoảng thời gian nguy hiểm cho chó.

Chó không đổ mồ hôi giống như con người và nhiệt độ cơ thể rất dễ tăng cao, dẫn đến sốc nhiệt và các biến chứng nghiêm trọng, kể cả tử vong.

Hãy theo dõi các dấu hiệu bị sốc nhiệt được nêu dưới đây và liên lạc với bác sĩ thú y ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ chó đang bị bệnh.

Thở hổn hển mệt nhọc

Ai cũng biết thở hổn hển là cách chủ yếu giúp chó làm mát cơ thể, chó cũng có thể tiêu tan lượng nhiệt dư thừa qua miếng đệm chân.

Nhưng bạn có biết thở hổn hển có nhiều mức độ khác nhau không? Khi tiếp xúc với nhiệt độ ấm hơn, chó thường bắt đầu bằng một tiếng thở hổn hển qua đường miệng mở vừa phải.

Khi cơ thể chúng nóng hơn, miệng chó sẽ mở hoàn toàn và lưỡi sưng phồng vắt vẻo bên cạnh.

Nếu bạn nhận thấy tiếng thở nặng nề của chó thì nên đưa nó đến một nơi mát mẻ và có bóng râm ngay lập tức, tốt nhất là nơi có quạt hoặc điều hòa. Ngoài ra, hãy cho chó uống nước.

Chảy nước dãi quá nhiều

Nếu con chó của bạn chảy nước dãi quá nhiều khi trời nóng, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy nhiệt độ cơ thể của chúng đang ở mức cao.

Tiết ra nước bọt dư thừa giúp chó thải nhiệt tốt hơn là chỉ thở hổn hển. Tất nhiên, tốt nhất là đừng chờ cho đến khi con chó của bạn chảy nước dãi như một cái vòi rồi mới đưa chúng vào trong nhà và làm mát cơ thể.

Thường xuyên nằm xuống trong lúc nghỉ giải lao

Trong lúc đi dạo vào mùa hè hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời, bạn thấy chó luôn cố nằm xuống và nghỉ ngơi.

Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nó đang bị ảnh hưởng bởi sức nóng và có lẽ cần phải đi vào bên trong để hạ nhiệt ngay lập tức.

Bạn nên cho chó một thời gian để phục hồi và cung cấp nước uống trước khi vào nhà. Tuy nhiên, nếu nó không chịu nổi oai bức thì hãy làm thấm ướt bộ lông và đưa nó đến bác sĩ thú y hoặc bệnh viện thú y.

Tim đập nhanh không đều

Nhịp tim nhanh hoặc bất thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể chó bị quá nóng. Nhịp tim tăng do cơ thể đang cố gắng bơm càng nhiều máu có nhiệt độ cao đến các chi và tránh xa các cơ quan quan trọng có thể bị tổn thương do nhiệt.

Nếu tình huống này xảy ra với con chó của bạn, hãy đưa nó đến bác sĩ thú y hoặc bệnh viện thú y ngay lập tức.

Các dấu hiệu khác

Nếu chó của bạn có biểu hiện hôn mê từ vừa phải đến nghiêm trọng, ói mửa, tiêu chảy, chán ăn hoặc các dấu hiệu thần kinh như vấp ngã và co giật tại bất kỳ thời điểm nào sau khi bị nóng, hãy đưa chúng đi khám ngay lập tức!

Đây có thể là dấu hiệu cho thấy các cơ quan nội tạng thứ cấp bị tổn thương do sốc nhiệt và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Nguyên Nhân Khiến Chó Bị Sốc Nhiệt

Nguyên Nhân Khiến Chó Bị Sốc Nhiệt

Hiện tượng chó bị sốc nhiệt thường được xảy ra vào mùa hè khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này chính là

Vận động quá sức dưới trời nắng: Tập thể lực quá sức và vận động quá nhiều dưới nhiệt độ cao sẽ khiến cún kiệt sức khi chúng không thể tỏa nhiệt khỏi cơ thể.

Đặc biệt là ở những giống chó lông dày như chó Husky hoặc Samoyed thì việc sốc nhiệt là rất dễ xảy ra.

Bị bỏ quên trong xe ô tô dưới trời nắng: Nhiều trường hợp chủ nhân vào mua đồ để quên cún của mình trong xe ô tô ngoài trời nắng với nhiệt độ từ 38-40 độ C, với không gian kín và chật hẹp, những chú chó có thể tử vong nếu không được giải thoát kịp thời khỏi xe.

Thay đổi nhiệt độ đột ngột: nhiều chủ nhân thường cho chó yêu của mình ngồi trong điều hòa lạnh và vô tình để chúng ra ngoài tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao ngay lập tức, điều này sẽ gây ra sự chênh lệnh nhiệt độ trong cơ thể chó từ lạnh sang nóng khiến chúng không kịp thích nghi và gây ra tình trạng sốc nhiệt.

Các chứng bệnh ở chó như béo phì hoặc bệnh tim đều là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng chó bị sốc nhiệt.

Chó quá nhỏ hoặc quá già cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này.

Cách Xử Lý Khi Chó Bị Sốc Nhiệt

Cách Xử Lý Khi Chó Bị Sốc Nhiệt

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ chó bị sốc nhiệt, việc đầu tiên bạn cần làm đó là đưa bé vào nơi im mát, tránh những nơi nóng bức và tốt nhất hãy cho bé vào phòng điều hòa để nằm, nếu không có thì hãy đưa vào phòng và bật quạt lên.

Bước 1: Tiến hành đo thân nhiệt cho chó

Cách chính xác nhất để xác định thân nhiệt chó là đo nhiệt độ trực tràng phía sau hậu môn, các cách đo thân nhiệt khác như qua đường miệng hoặc nách đều không chính xác đối với chó.

Thân nhiệt chó bình thường của chó là 37oC – 39oC, nếu cao hơn mức trên thì chó có biểu hiện sốc nhiệt, nếu thân nhiệt chó cao đến 42oC trở lên thường sẽ gây tử vong.

Advertisements

Cách đo như sau:

  • Bôi trơn đầu đo nhiệt kế bằng vaseline hoặc dầu
  • Giữ đầu và cơ thể ổn định hạn chế chó vùng vẫy
  • Nhấc đuôi chó lên và đút đầu đo nhiệt kế vào hậu môn chó
  • Chờ đến khi nhiệt kế cho ra kết quả

Chó chắc chắn sẽ khó chịu và có thể vùng vẫy khi đo thân nhiệt nên sử dụng nhiệt kế điện tử sẽ cho ra kết quả nhanh hơn và sử dụng cũng an toàn hơn.

Nếu dùng nhiệt kế thủy ngân chúng ta cần thời gian chờ đến 1 – 2 phút và có khả năng chó vùng vẫy làm vỡ hoặc gãy nhiệt kế.

Sau khi phát hiện chó bị sốc nhiệt bằng cách đo thân nhiệt, chúng ta bắt đầu qua bước tiếp theo.

Bước 2: Hạ thân nhiệt cho chó khẩn cấp

Cho chó uống nước

Lấy ngay chén nước mát cho chó tự uống, không bơm ép uống vì chó đang thở nhanh có thể sặc nước vào phổi. Không thể để chó uống liên tục quá nhanh, chỉ mỗi lần một ít một.

Làm ướt toàn thân chó:

Dùng vòi hoặc xô xối nước mát từ từ làm ướt toàn thân chó, có thể sử dụng khăn ướt lau nhưng không phủ khăn ướt lên người chó, nước phải thấm dưới bụng, giữa 2 chân và phía dưới đuôi.

Không ngâm chó hoàn toàn vào thau nước vì có thể làm thân nhiệt hạ quá nhanh, mất kiểm soát

Không dùng nước quá lạnh vì sẽ phản tác dụng, gây co mạch máu ngoại biên và cản trở quá trình hạ nhiệt, tuyệt đối không dùng nước đá để tắm cho chó.

Lau đệm chân chó bằng chất cồn

Dùng bông gòn lau ướt phần đệm chân chó bằng cồn rồi để gió thổi khô. Quá trình bốc hơi của cồn ở đệm chân sẽ giúp thoát nhiệt cho cơ thể, tuy nhiên không nên dùng quá nhiều vì nó có thể làm khô chân của cún.

Cầm máu khi chó bị chảy máu mũi

Chườm nước đá trên sống mũi chó để làm co tĩnh mạch ở mũi, sau đó cho chó uống 1 viên Transamin 250mg để cầm máu.

Đưa chó đến cơ sở thú y gần nhất

Đo thân nhiệt cho chó liên tục mỗi 5-10 phút trong suốt quá trình sơ cứu cho đến khi thân nhiệt chó trở về mức bình thường.

Chúng ta vẫn không thể chủ quan mà phải lập tức đưa chó đến cơ sở thú y gần nhất vì sốc nhiệt có thể gây ra tổn hại lớn cho các cơ quan nội tạng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cách Phòng Chống Sốc Nhiệt Ở Chó

Cách Phòng Chống Sốc Nhiệt Ở Chó

Đối với con người, nhiệt được giải phóng qua tuyến mồ hôi hoặc các phương tiện làm mát như quạt, điều hòa, còn chó thì không, chúng chỉ có thể thở dốc để giải phóng nhiệt.

Cho nên bạn tuyệt đối không nên để thú cưng của mình trong môi trường có nhiệt độ cao đã đề cập ở trên. Ngoài ra cần tránh cho chúng hoạt động vào những khung giờ nóng nhất trong ngày.

Trong những ngày nắng nóng trên 35 độ, bạn nên cho chó uống đều đặn một bát ước giải nhiệt, hoặc cho uống trước khi chạy nhảy, vận động mạnh để bổ sung vitamin, muối khoáng giúp giải nhiệt nhanh, phòng tránh sốc nhiệt.

Dưới đây là một vài hướng dẫn cụ thể giúp bạn phòng tránh sốc nhiệt hiệu quả hơn cho chú chó nhà mình:

Chỉ cho chó đi dạo sau 6 giờ tối, khi mà các đường bê tông đã thoát hết lượng nhiệt chúng đã hấp thu ban ngày.

Không nên cho chó đi dạo trước 6h tối vì lúc này mặt đường còn rất nóng, do chúng ta đi giày dép nên không cảm nhận được.

Còn với chó, đôi chân của chúng tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, chúng sẽ thu nhiệt từ mặt đường vào cơ thể qua gan bàn chân, làm cơ thể chúng nóng lên, nếu lượng o-xi trong không khí không đủ để chúng hít thở, có thể gây đột quỵ.

Không để chó lại trong xe ô tô khi ô tô không hoạt động, dù cho cửa xe được hạ xuống.

Mùa hè, nên cho cún cưng của bạn uống nước pha đường glucozo và orezol để bù nước, tăng khả năng điện giải và sức đề kháng.

Khi đi biển bạn không nên mang chó đi theo. Bởi lẽ cát tỏa nhiệt, nếu chó đi trên cát, nhiệt độ cơ thể tăng, lao xuống nước tắm hoặc từ dưới nước lên sẽ khiến chó bị cảm hoặc khó thở.

Khi chuẩn bị đưa cún ra ngoài hoặc từ ngoài trời vào nhà, bạn nên dành 15 phút tắt điều hòa hoặc khởi động điều hòa để cún làm quen với sự thay đổi của nhiệt độ.

Với những chú chó có lông ở gan bàn chân, nên dùng kéo cắt tỉa sạch lông để giúp chúng thoát nhiệt tốt hơn.

Advertisements

Advertisements
Nguyễn Viết Hòa
Bác Sĩ Nguyễn Viết Hòa - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học