Những Cách Khắc Phục Khi Chó Bị Chảy Máu Mũi

chó bị chảy máu mũi
4.7/5 - (3 bình chọn)

Hiện nay hội chứng chảy máu mũi ở chó ngày càng nhiều, và có nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên điều trước tiên người chăn nuôi phải biết xử lí kịp thời, các trường hợp cấp tính để cứu tính mạng cho thú cưng của mình.

Vậy khi chó bị chảy máu mũi thì xử lý như thế nào mới hiệu quả, hãy cùng Gia Đình Pet tìm hiểu dưới đây để tìm ra giải pháp đúng cho chó cưng của mình nhé.

Nguyên Nhân Chó Bị Chảy Máu Mũi

Nguyên Nhân Chó Bị Chảy Máu Mũi

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chó chảy máu cam, trong đó có thể chia ra 2 nhóm nguyên nhân chính:

Do di truyền

Như đã đề cập ở phần trên, chó bị chảy máu mũi chỉ xuất hiện ở một vài giống chó nhất định, không phân biệt giới tính, được di truyền từ đời bố mẹ sang đời con.

Nguyên nhân này xuất phát từ việc chức năng tạo sợi Fibrin gắn kết hồng cầu trong những chú chó bị tác động, do bị khiếm khuyết nhân tố đông máu số 8.

Các bé yêu rơi vào tình trạng này vô cùng đáng thương, khiến các bạn vô cùng đau lòng khi thấy các em bị chảy máu liên tục với lượng lớn xuất phát từ 1 hoặc 2 lỗ mũi của mình.

Nguyên nhân chảy máu mũi do di truyền ở các chú cún là vô cùng nguy hiểm. Vì trong trường hợp này, lượng máy chảy ra nhiều hơn, nếu không xử lý kịp thời và đúng cách thì tỉ lệ tử vong là rất lớn.

Đặc biệt, bệnh này thường xuyên xuất hiện với các bé có nguồn gốc từ Becgie Đức và Rottweiler. Bên cạnh đó, các bé nhập từ nước ngoài có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những bé sinh sống trong nước.

Do chấn thương mạnh ở vùng mũi

Các bé cún yêu của chúng ta là một loài vật có tính cách năng động, nhộn nhịp, do đó chúng ta không thể nào theo kề bên các bé 24/24 được.

Vì vậy, trong quá trình chạy nhảy, đùa giỡn, những chú cún chúng ta đôi lúc hay ngớ ngẩn, ngốc nghếch va vấp mạnh vào những chướng ngại nào đó.

Việc này xảy ra là nguyên nhân làm mũi của các bé bị tổn thương bên trong, và xuất hiện hiện tượng chảy máu cam.

Dị ứng lông của những loài động vật khác

Nghe thì có vẻ không thuyết phục nhưng dị ứng lông cũng là một nguyên nhân khiến chú cún nhà mình bị chảy máu mũi.

Vì vậy, nếu nuôi các bé với những loài chó khác, các bạn nên lưu ý điều này nhé. Vì nếu bé mắc bệnh dị ứng lông, việc sống chung nhà sẽ tác động rất xấu đến sức khỏe của các em đấy.

Chó bị nhiễm nấm

Nấm Penicillium và Aspergillus Fumigatus là những loài nấm có ảnh hưởng xấu đến các chú cún yêu dấu của bạn. Nếu mắc phải những loại nấm này, các bé sẽ xảy ra hiện tượng hỉ mũi ra máu.

Đây là một nguyên nhân rất khó phát hiện được, do đó nếu có biểu hiện lạ bạn nên mang bé đến bác sĩ thú y để kịp thời chữa trị

Do ve chó

Ve chó được biết đến là một loại ký sinh sinh sống trên cơ thể của các bé yêu. Với những ai thương yêu, chăm sóc tận tâm cho các chú cún của mình thì họ sẽ tắm cho các bé vài lần mỗi tuần. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc không có ve trên cơ thể của các bé.

Trong một vài trường hợp, ve không chỉ ký sinh trên vùng da ở ngoài cơ thể, mà nó còn sinh sống và phát triển ở hốc mũi của các bé yêu.

Theo thời gian dài, chúng bắt đầu sinh sôi và nảy nở, gây áp lực mạnh lên thành mao mạch. Do đó, thành mao mạch bị vỡ dẫn đến tình trạng chó cảnh bị chảy máu mũi liên tục.

Advertisements

Cách Điều Trị Chó Bị Chảy Máu Mũi

Cách Điều Trị Chó Bị Chảy Máu Mũi

Giữ chó nằm yên ở địa hình bằng phẳng, ngửa mặt lên, tránh để chúng cựa quậy hay kích động để hạn chế lượng máu chảy ra ngoài.

Với những chó bị sốc nhiệt thì cần được nằm ở nơi mát mẻ. Đồng thời vỗ về để chú chó của bạn không bị hoảng hốt.

Dùng thuốc Adrenalin nhỏ vài giọt vào mũi để ngăn máu chảy.

Trong trường hợp không có thuốc thì dùng đá bỏ vào khăn sạch hoặc dùng khăn lạnh chườm lên mũi để tăng khả năng đông máu, đồng thời giúp các mạch máu ở mũi co lại, giảm lượng máu chảy ra.

Có thể áp dụng cái bài thuốc đông y, sử dụng các loại lá cây có khả năng cầm máu như nhọ nồi. Tuy nhiên không khuyến khích nếu bạn không thực sự chắc chắn biết các bài thuốc này.

Cách Phòng Tránh Chó Bị Chảy Máu Mũi

Cách Phòng Tránh Chó Bị Chảy Máu Mũi

Nếu chó bị chảy máu mũi do di truyền thì đương nhiên không thể tránh được, mà chỉ có thể chữa trị và thường xuyên theo dõi để xử lý khi bệnh tái phát.

Tuy nhiên với các nguyên nhân từ bên ngoài bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh sau đây:

Thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để chó phát triển toàn diện, có sức đề kháng tốt trước các mầm bệnh.

Thường xuyên cho chó uống sữa, ăn thêm rau muống, thỉnh thoảng bổ sung thêm vitamin C, tiêm Canxi Clorua có tác dụng giúp mạch máu vững hơn.

Theo dõi thường xuyên, tránh để chó va chạm, xô xát với các con vật khác hay chơi đùa ở những nơi có nhiều vật nhọn.

Có thể mua thêm các loại đồ chơi gặm chuyên dụng để chúng chơi đùa và tập luyện an toàn hơn.

Vệ sinh chuồng nuôi chó, chỗ ở định kỳ để tránh vi khuẩn xâm nhập. Với những chú chó quen sống ở khí hậu lạnh cần được tỉa long và đảm bảo môi trường sống mát mẻ vào mua nóng.

Tiêm phòng vaccine đầy đủ, khám sức khỏe định kỳ để tiện theo dõi các vấn đề bất thường. Đặc biệt là với các bé có tiền sử bị chảy máu mũi di truyền.

Chăm Sóc Chó Bị Chảy Máu Cam

Chăm Sóc Chó Bị Chảy Máu Cam

Trong trường hợp chảy máu nghiêm trọng, chó nên được giữ trong chuồng để hạ huyết áp và thúc đẩy đông máu. Thuốc xịt mũi đã được sự đồng ý của bác sĩ được pha loãng epinephrine có thể giúp ích.

Một khi chó đã điều trị và trở về nhà, cần giữ chó yên tĩnh, tránh các kích thích để ngăn ngừa xuất huyết.

Bác sĩ thú y sẽ hướng dẫn bạn về những điều cần theo dõi trong trường hợp chảy máu nhiều, như chó trở nên yếu hơn, bất tỉnh, tái nhợt hoặc mất một lượng máu lớn.

Advertisements

Advertisements
Nguyễn Viết Hòa
Bác Sĩ Nguyễn Viết Hòa - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học