Nếu chó của bạn đang bị liệt chân, mà chưa biết nguyên nhân tại sao, cách chữa trị như nào là tốt nhất.
Vậy hôm nay Gia Đình Pet xin chia sẻ kiến thức liệu rằng có cách chữa chó bị liệt không. Cùng đọc bài viết này để có được câu trả lời hữu ích nhất nhé!
NỘI DUNG
Nguyên Nhân Chó Bị Liệt Chân
Hiện nay, khoa học công nghệ tiên tiến nên có rất nhiều phương pháp điều trị bị liệt chân của chó.
Để có được cách chữa chó bị liệt chân phù hợp, bạn cần nắm được nguyên nhân dưới đây:
Do chó hoạt động quá mạnh
Trong quá trình huấn luyện, chó phải hoạt động liên tục với những bài tập nặng cần dùng đến sức chân như: kéo lốp xe, chạy bền, nhảy cao, mà không có đủ thời gian nghỉ ngơi.
Lâu dần, cơ bắp chân làm việc quá sức khiến chó bị mỏi và hai chân sau yếu dần đi.
Một lời khuyên là khi tập luyện bất cứ bài tập nào, hãy cho chó khởi động trước để làm giãn cơ bằng những bài tập nhẹ nhàng.
Sau đó, nâng dần lên các bài tập nặng sau. Mỗi bài tập nên cách nhau từ 15-30 phút, tránh việc cho cún tập quá dồn dập.
Do chăm sóc không đúng cách
Khi nuôi dưỡng chó, bạn cung cấp cho chúng một chế độ dinh dưỡng quá nhiều chất béo mà lại ít tập luyện.
Kết quả,chó mắc bệnh béo phì, cơ thể trở nên nặng nhọc, sinh ra lười vận động. Khi chó không vận động trong một thời gian dài sẽ khiến bốn chân trở nên yếu ớt, xương khớp lỏng lẻo.
Tốt nhất, bạn nên cung cấp cho chó một chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với luyện tập thường xuyên.
Giảm tối thiểu lượng chất béo và tinh bột trong bữa ăn hàng ngày xuống.
Nên thay thế mỡ động vật bằng dầu oliu, tinh bột trong cơm gạo bằng ngũ cốc, bột yến mạch.
Có thể bổ sung thêm protein và canxi để chắc khỏe xương hơn.
Ngoài ra, chó cũng có thể bị yếu chân nếu chủ nuôi nuôi nhốt trong một thời gian dài không cho vận động.
Ít nhất, nên cho cho chúng ra ngoài chạy nhảy 30-45 phút mỗi ngày để xương khớp được chắc khỏe hơn.
Do chó mắc bệnh hạ bàn
Hạ bàn ở chó là tình trạng hai chân sau bị gập hẳn xuống, khuỷu chân sau chạm đất khiến chó không thể đi lại bình thường.
Hai chân yếu hẳn đi, lâu dần có thể dẫn đến bại liệt. Hạ bàn không hẳn là một căn bệnh mà nó như một dạng tật ở chó, do cơ thể thiếu canxi nên rất khó để chữa khỏi.
Nguyên nhân chó bị hạ bàn có thể do bị nuôi nhốt lâu ngày ít được vận động. Hoặc do diện tích nhà quá chật hẹp khiến chó không đủ không gian để vận động.
Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý. Bổ sung thiếu canxi gây nên những vấn đề về xương khớp trong độ tuổi phát triển.
Do bổ sung thiếu Canxi
Canxi là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng. Nó tác động trực tiếp đến sức khỏe xương khớp của chó, nhất là trong độ tuổi phát triển.
Đó là lý do, bổ sung thiếu canxi có thể coi là nguyên nhân chính khiến chó bị yếu .
Nguyên nhân chó bị thiếu canxi có thể do chủ nuôi cho ăn uống không hợp lý. Không bổ sung canxi đều đặn từ bé dẫn đến thiếu canxi.
Xương khớp không thể phát triển bình thường, bốn chân trở nên yếu ớt, dễ bị gãy xương.
Bệnh bại liệt ở chó
Bệnh bại liệt là loại bệnh khiến chó mất đi khả năng di chuyển, đi đứng chạy nhạy như bình thường.
Bệnh bại liệt do việc giao tiếp giữa tủy sống và não bộ bị gián đoạn và không liên lạc được với nhau.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến chó của bạn bị bại liệt suốt đời.
Dấu hiệu nhận biết Chó Bị Liệt Chân
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà bạn có thể nhận biết một số dấu hiệu chó bị yếu hai chân sau dưới đây:
- Chó khó đứng dậy bằng
- Đi lại mất cân bằng, miễn cưỡng hoạt động
- Khớp cứng, có dấu hiệu sưng
- Chân có thể bị đau, tê liệt hoặc mất cảm giác
- Có sự bất ổn chân sau lung lay
- Đi bằng hai chân sau rất gần nhau
Một trường hợp điển hình khác mà chủ dễ bỏ qua đó là chó vẫn hoạt bát, nhưng lười vận động. Kết hợp với các nguyên nhân trên. Tốt nhất là bạn nên đưa chó đi thú y ngay.
Cách Chữa Chó Bị Liệt Chân Hiệu Quả
Có khá nhiều những phương pháp điều trị bệnh bại liệt ở chó. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng tê liệt và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Mà ta áp dụng phương pháp điều trị khác nhau.
Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu
Hiện nay, phương pháp châm cứu vật lý trị liệu là chữa chó bị liệt được nhiều người chuộng bởi những ưu điểm như:
- Phương pháp đặc hiệu cho trường hợp chó bị liệt một thời gian lâu.
- Châm cứu có hiệu quả khi điều trị bị liệt, di chuyển khó khăn, co giật do ngã, tai nạn.
- Có thể chữa các bệnh thường gặp khác như cảm, bí đái, bí ỉa, ỉa chảy.
Các phương pháp châm cứu phổ biến đang được sử dụng:
- Điện châm: Qua kim châm kích thích điện lên huyệt
- Thủy châm: Tiêm thuốc vào huyệt
- Phương pháp cứu: Kích thích phản ứng cơ thể bằng sức nóng tác động lên huyệt gây điều khí và giảm đau để phòng và trị bệnh.
Để rút ngắn thời gian, bên cạnh điều trị bằng châm cứu vật lý trị liệu, bạn cần kết hợp chăm sóc, massge cho chó, cho chó tập bơi hay chiếu tia hồng ngoại.
Điều trị bằng phẫu thuật
Chó bị do bẩm sinh hay do các khối u thì cách chữa chó bị liệt tốt nhất là những trường hợp bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật mới có thể khỏi được.
Khi có quyết định chọn phương pháp này, tránh tâm lý ham rẻ, mà bạn lựa chọn một cơ sở không có đủ dụng cụ vật chất có thể gây nguy hiểm cho chó.
Để đảm bảo an toàn cho cún cưng, bạn cần phải lựa chọn được đơn vị uy tín, cơ sở vật chất đầy đủ, có chuyên môn để phẫu thuật chó bị liệt thành công.
Sau khi phẫu thuật, để chó nhanh chóng khỏe mạnh, hoạt động sinh hoạt bình thường, bạn hãy massage thường xuyên, cho chó vận động, tập thể dục.
Điều trị bằng thuốc
Cách chữa chó bị liệt 2 chân bằng thuốc cũng là một phương pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, thuốc chỉ dùng khi chó bị nhiễm khuẩn hay nhiễm trùng.
Các dây thần kinh bị sung nhờ tác dụng chống viêm của thuốc sẽ giảm lại, tình trạng liệt ở chó cũng dịu đi.
Khi điều trị bằng thuốc, bạn cần lưu ý phải theo sự chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc đúng, phù hợp với mức độ nặng nhẹ của tình trạng liệt để chó chóng khỏi.
Điều trị bằng những dụng cụ bổ trợ
Đây là cách chữa chó bị liệt hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà bằng việc sử dụng xe lăn và dây curoa.
Xe lăn cho chó bị liệt được thiết kế cho những chú chó có 2 chân trước hoạt động bình thường còn bị liệt.
Còn dây Curoa là dụng cụ hỗ trợ bạn di chuyển chó khi di chuyển, sinh hoạt bình thường.
Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến của bác sĩ thú y vì dây Curoa cũng có thể gây ra nguy hiểm cho chú chó.
Nếu con chó của bạn không thể đi lại, tự đi tiểu hoặc đại tiện, nó rất có thể sẽ phải được đưa vào bệnh viện trong khi bác sĩ thú y tiến hành đưa ra chẩn đoán.
cách chữa bằng các loại lá là những lá j ạ