Giun sán ở chó có thể nói là một trong các tình trạng rất thường gặp phài, khả năng chó bị bệnh giun sán vì ăn phải các thức ăn thiếu vệ sinh là rất cao.
Bài viết sau đây của Gia Đình Pet sẽ cung cấp cho bạn một vài kiến thức hữu ích, liên quan đến cách chữa trị khi chó bị giun sán.
NỘI DUNG
Nguyên Nhân Chó Bị Giun Sán
Chó có thể bị một số loại giun: Sán dây, giun đũa, giun kim, giun tóc tấn công bằng nhiều phương thức khác nhau. Những nguyên nhân chó bị giun:
Chó chơi đùa trong môi trường nước bẩn, mất vệ sinh, có chứa ấu trùng giun.
Ấu trùng của giun lẫn trong thực phẩm và xâm nhập vào cơ thể chó thông qua đường ăn uống.
Chó ăn phải phân của các chó khác bị nhiễm giun.
Trứng của giun nằm trong bãi cỏ, nơi thú cưng thường đi vệ sinh, chơi đùa và dính vào chân, hậu môn của chó sau đó xâm nhập vào cơ thể.
Chó ăn bọ chét, ve chó, rận chó của những con chó bị bệnh giun.
Chó khi giao phối, đùa giỡn với nhau thường liếm hậu môn của nhau, nếu chó của bạn thực hiện điều này với một con chó bị bệnh giun thì nó rất dễ bị lây bệnh.
Các loại giun sán ở chó thường gặp
Giun sán ở chó trên thực tế là rất khó phân biệt bằng mắt thường. Các loại giun sán mà vật cưng có thể gặp phải bao gồm:
Giun đũa
Giun trưởng thành thường ký sinh trong ruột vật nuôi và lấy các chất dinh dưỡng của chúng. Khi giun đũa ký sinh quá nhiều.
Đường ruột của vật nuôi sẽ gây nghẽn hoàn toàn và gây nguy hiểm đáng kể. Nếu không được điều trị kịp thời.
Giun đũa thường được lây truyền qua nhau thai. Qua sữa mẹ, hoặc thông qua việc tiếp xúc phân thú nhiễm giun.
Ở mức độ nhẹ thì đa phần sẽ không có triệu chứng. Nhưng những thú cưng này được coi là nơi lưu nguồn bệnh, vấy nhiễm vào môi trường và có thể lây bệnh cho người.
Triệu chứng thường chó bị nhiễm giun nhẹ gồm: bị tiêu chảy, phân có giun, chó bị sụt cân nhanh chóng, bụng phình ra không rõ nguyên nhân, chán ăn, yếu ớt.
Sán dây
Sán dây thường kí sinh trong ruột non của chó, chúng bám được vào ruột nhờ các móc ở miệng.
Sán dây có thể được lây truyền qua đường tiêu hóa. do chó ăn bọ chét hoặc ăn các loài nhiễm ấu trùng sán dây.
Khi chó bị nhiễm nặng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ gây nguy hiểm.
Giun móc
Giun móc ký sinh trong ruột non của vật cưng. Đường truyền sẽ chủ yếu là qua da với các dấu hiệu của chó bị giun móc như: viêm da, viêm phổi, viêm ruột, tiêu chảy có máu, niêm mạc nhợt nhạt, chó gầy còm.
Một số trường hợp nhiễm giun móc nghiêm trọng sẽ dẫn đến thiếu máu, suy nhược, có thể gây chết. Mức độ nguy hiểm của giun móc được cho là cao trên chó con.
Giun tóc
Giun tóc thường kí sinh ở ruột già của chó. Đường truyền lây của giun tóc thông thường sẽ qua đường tiêu hoá.
Do chó ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm trứng giun tóc. Những thú cưng được thả ngoài vườn cỏ.
Đặc biệt là trong điều kiện ẩm thấp sẽ có nguy cơ cao nhiễm loại giun này.
Các triệu chứng của chó khi nhiễm giun tóc bao gồm: bị viêm đường tiêu hoá, chó đi phân nhầy, tiêu chảy có máu, chó bị thiếu máu và sụt cân nhanh.
Giun chỉ
Giun chỉ lây lan thông qua các loại côn trùng như muỗi. Vì thế, mang tính đặc thù ở những khu vực nhiều côn trùng.
Biểu Hiện Khi Chó Bị Giun Sán
- Chó đi ngoài ra máu, phân thường có màu xám và màu đỏ.
- Có lúc chó bị tiêu chảy, lúc lại bị táp bón, cơ thể mất nước nghiêm trọng.
- Chó ăn ít hơn bình thường, thậm chí bỏ ăn.
- Rối loạn tiêu hóa, rối loạn đường ruột.
- Chó có hội chứng thần kinh rối loạn, run rẩy, ngơ ngác, mệt mỏi, nằm lì 1 chỗ, trở lên dữ tợn hơn.
- Bỏ ăn hoặc ăn ít.
- Gầy ốm ăn nhiều vẫn ốm .
- Đi ngoài ra giun, sán nhỏ
- Ói ra giun, mệt mỏi.
- Hay chịn đít, co rúm đít
- Chó thường có dấu hiệu chà xát vùng mông.
Ở giai đoạn cuối của thể mãn tính chó bị nhiễm giun sán sẽ có các hội chứng thần kinh gây ra biểu hiện run rẩy, ngơ ngác, chó bị mệt mỏi và nằm lì 1 chỗ, chó trở lên dữ tợn hơn, chó bị nôn.
Nếu chó bị giun sán, đặc biệt là sán dây nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến chó bị mất máu và kiệt sức chết.
Cách Điều Trị Khi Chó Bị Giun Sán
Hiện nay, thuốc là một trong những cách xổ giun cho chó an toàn và hiệu quả.
Thuốc tẩy giun cho chó có rất nhiều loại, để biết sản phẩm nào phù hợp với sức khỏe và thể trạng của thú cưng, người nuôi chó cầm chủ động tìm hiểu và nghiên cứu kĩ lưỡng khi xổ giun cho chó.
Nhiều người nuôi thú cưng thường tẩy giun cho chó bằng fugacar mà không biết rằng, thuốc tẩy giun cho người không có tác dụng nhiều đối với chó và sử dụng fugacar làm thuốc xổ giun cho chó có thể khiến nó bị sốc thuốc.
Xổ giun đúng cách
Cách cho chó uống thuốc xổ giun: Cách cho chó uống thuốc tẩy giun không phải ai cũng biết và chưa bao giờ là việc dễ dàng.
Nhiều người nuôi bất cẩn không chỉ khiến chó vùng vẫy, làm đổ thuốc mà còn bị chó cắn phải trong lúc nó tức giận.
Tẩy giun cho chó đúng cách là bạn nên có sự hỗ trợ của 1 – 2 người, sau đó bóp miệng, ngửa cổ chó ra rồi đưa thuốc vào miệng chó, đồng thời vuốt cổ cho thuốc trôi xuống bụng.
Nếu chó của bạn khá dễ dàng trong việc ăn uống thì có thể trộn chung thuốc với thức ăn và cho chúng ăn uống như bình thường.
Một số người lại chọn phương án tiêm thuốc tẩy giun cho chó. Dù dùng cách gì thì người nuôi chó cũng cần đặc biệt chú ý sử dụng cách xổ giun hiệu quả, quan tâm đến an toàn của bản thân và thú cưng trong quá trình chăm sóc và tẩy giun cho chó.
Sổ giun cho chó con
Tẩy giun cho chó con cũng tương tự như tẩy giun cho chó trưởng thành. Tuy nhiên, chúng ta chủ động tìm hiểu và lựa chọn đúng loại thuốc tẩy giun cho chó con và tần suất xổ giun cho chó con phù hợp.
Các loại thuốc tẩy giun cho chó
Hiện nay, trên thị trường có một số loại thuốc tẩy giun cho chó thông dụng được nhiều bác sỹ thú y khuyên dùng và một số lưu ý khi sử dụng:
Thenium Closylate: Sản phẩm này không dùng cho chó con đang bú mẹ, chó mẹ đang cho chó con bú sữa.
Liều lượng sử dụng gia tăng theo trọng lượng. Sau khi uống, chó có thể bị nôn.
Espisprantel: Tuyệt đối không được sử dụng sản phẩm này để xổ giun cho chó con dưới 7 tuần tuổi.
Dichlovos: Loại thuốc này có thể tăng công dụng của các vòng đeo hoặc thuốc trị ve rận.Tuy nhiên, không dùng Dichlovos để tẩy giun cho chó có giun tim, bệnh gan hoặc bệnh thận.
Praziquantel: Người nuôi chó có thể sử dụng thuốc này để tẩy giun cho chó bằng 2 cách: uống và tiêm.
Milbemycin Oxime: Được dùng để tẩy giun cho chó từ 8 tuần tuổi trở lên với liều lượng 1 viên / 1 tháng nhằm ngăn ngừa bệnh giun tim, kiểm soát giun móc, tóc, đũa.
Milbemycin Oxime được khẳng định an toàn cho giống chó Collies.
Ivermectin: Được sử dụng để xổ giun tim cho chó, được điều chế ở dạng viên nhai.
Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm này quá liều, đặc biệt với các giống chó Chăn cừu như Bẹc-giê, lai bẹc giê, có thể khiến nó tử vong.
Pyrantel Pamoate: Điều chế ở dạng thuốc viên hoặc thuốc nước và được khẳng định là an toàn khi tẩy giun cho chó con đang bú mẹ.
Febendazole: Có dạng hạt nhỏ, có thể hòa lẫn vào thức ăn của chó để cho nó sử dụng.
Hiện chưa có thông tin về tác dụng phụ của loại thuốc tẩy giun cho chó này.
Piperazine: Điểm nổi bật của loại thuốc này là có giá thành tương đối thấp. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều lượng cho phép, thú cưng sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Mebendazole: Không hấp thu qua đường ruột, chỉ ở lòng ống ruột và làm rối loạn chuyển hóa, hấp thu đường glucid của giun sán, từ đó khiến giun chết đi và bị đào thải ra khỏi cơ thể của chó.
Loại thuốc này có thể dùng cho mọi lứa tuổi chó. Nếu chó bị nhiễm giun nặng, bạn nên cho chó sử dụng sản phẩm này liên tục trong 3 ngày liền.
Exotral: Nên cho chó dùng trước khi ăn, uống nguyên viên hoặc trộn chung vào thức ăn. Liều lượng 1 viên/5kg chó.
Sản phẩm này tương đối an toàn và có thể dùng để tẩy giun cho chó con,chó cái mang thai hoặc nuôi con.
Sanpet: Người nuôi chó có thể sử dụng thuốc tẩy giun sanpet để tẩy giun cho chó từ tháng thứ 2 trở đi.
Dược lực của Sanpet khá lớn, có thể nhanh chóng đào thải giun ra khỏi cơ thể chó.
Lịch tẩy giun cho chó
Lịch tẩy giun cho chó phụ thuộc vào độ tuổi của nó. Chó càng nhỏ thì tần suất xổ giun cho chó càng dày.
Khi chó được hai tuần, người nuôi nên bắt đầu tẩy giun cho chó. Sau đó, cứ sau 2 tuần lại thực hiện tẩy giun 1 lần đến khi thú cưng được đạt 2 tháng tuổi.
Lúc này, tần suất tẩy giun cho chó là 1 lần/ tháng cho đến lúc chó được 6 tháng tuổi.
Sau đó duy trì tháng tẩy giun một lần đến khi 1 năm tuổi. Sau 1 khi được 1 tuổi, chỉ cần thực hiện tẩy giun định kì 1 năm/1 lần.
Nên tẩy giun cho chó trước hay sau khi ăn cũng là thắc mắc của nhiều người nuôi khi tẩy giun cho chó.
Các bác sỹ thú y hàng đầu khuyên rằng, cách xổ giun cho chó tốt nhất là cho uống thuốc trước khi ăn.