Biểu Hiện Chó Sắp Đẻ Và Những Vấn Đề Cần Lưu Ý

biểu hiện chó sắp đẻ
4.6/5 - (19 bình chọn)

Loài chó là một trong những loài động vật có thể sinh con theo bản năng của mình. Tuy nhiên, trong những giai đoạn từ lúc bắt đầu mang thai cho đến khi sinh con đặc biệt là khoảng thời gian sắp đẻ.

Những chú chó cũng cần có chế độ quan tâm, chăm sóc phù hợp. Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm được những biểu hiện chó sắp đẻ và những lưu ý quan trọng cho khoảng thời gian này nhé.

Tìm Hiểu Về Các Biểu Hiện Chó Sắp Đẻ

Lý Do Nên Tìm Hiểu Về Các Biểu Hiện Chó Sắp Đẻ

Nếu bạn đang sở hữu một vài chú thú cưng nói chung hay là những chú chó nói riêng thì bạn nên trang bị cho mình những thông tin cần thiết về thời kỳ mang thai và các biểu hiện của chó sắp đẻ.

Để có thể đảm bảo cho những người bạn đáng yêu của mình có thể tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra trong những khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm này.

Ngoài ra, việc hiểu rõ những thông tin này cũng sẽ giúp cho việc sinh con của những chú chó có thể diễn ra một cách an toàn hơn. Do đó, những chú cún con sẽ có lợi thế về mặt sức khỏe tốt và có thể duy trì sự sống của mình.

Biểu Hiện Của Chó Khi Đến Thời Gian Đẻ Con

Những Biểu Hiện Của Chó Khi Đến Thời Gian Đẻ Con

Những chú chó thường sẽ xuất hiện biểu hiện chó sắp đẻ khi đến ngày thứ 55 hoặc hơn ngày thứ 62 kể từ ngày giao phối lần cuối cùng.

Tùy thuộc vào số lượng cún con có trong bụng mà những chú chó mẹ có thể xuất hiện các biểu hiện của chó sắp đẻ ở những khoảng thời gian khác nhau.

Do đó, để đảm bảo có thể đoán được chính xác khoảng thời gian chó sắp đẻ ( nếu không thực hiện siêu âm) bạn nên tìm hiểu và nghiên cứu một số những biểu hiện của chó sắp đẻ phổ biến nhất sau đây:

Dạo ổ – Biểu hiện của chó sắp đẻ đầu tiên

Trong khoảng 24 giờ trước khi đẻ những chú chó thường sẽ bắt đầu xuất hiện màu sữa trắng đặc trưng. Trong thời gian này, chúng thường bắt đầu ăn ít hơn thậm chí có thể bỏ ăn.

Ngoài ra, cơ bụng của chúng cũng sẽ giãn ra hơn trước, bắt đầu đi vệ sinh nhiều lần hoặc có thể xuất hiện triệu chứng nôn mửa nếu trước đó được ăn no.

Từ 12 đến 2 giờ trước khi đẻ chó mẹ sẽ bị hạ thấp thân nhiệt hơn bình thường. Do đó, chúng sẽ cảm thấy lạnh và run rẩy.

Đặc biệt hơn, do có sự thay đổi lớn trong cơ thể nên lúc này chó mẹ thường có biểu hiện bồn chồn, di chuyển nhiều hơn.

Nếu bạn quan sát kĩ trong giai đoạn này vùng âm hộ của chó mẹ cũng sẽ có hiện tượng bị phù nề và bắt đầu có dịch màu trong suốt chảy ra bên ngoài.

biểu hiện của chó chuẩn bị đẻ

Đau đẻ – Biểu hiện tiếp theo của chó sắp đẻ

Đây là khoảng thời gian chó mẹ cảm thấy không ổn trong cơ thể do đó chúng sẽ cuống quýt và kêu rên thành tiếng.

Lúc này, nhịp thở của chúng không còn đều nữa mà bắt đầu tăng dần dần lên khiến tim cũng bắt đầu đập nhanh hơn.

Nếu chú chó cưng của bạn đang ở trong giai đoạn này bạn nên lưu ý nếu bạn quan sát thấy nước ối chảy ra bên ngoài âm hộ, có màu xanh nhưng chó con chưa được đưa ra bên ngoài.

Đây là một biểu hiện bất thường và có thể khá nguy hiểm đến cả chó mẹ và những chú cún con.

Do đó, bạn nên cần tìm sự trợ giúp của đội ngũ bác sĩ thú y nếu chú chó của bạn xuất hiện biểu hiện chó sắp đẻ khác đặc biệt này.

Advertisements

Đẻ con – Biểu hiện cuối cùng của chó sắp đẻ

Đây là giai đoạn cuối cùng và cũng là giai đoạn quan trọng nhất, lúc này những biểu hiện của chó sắp đẻ cũng bắt đầu xuất hiện một cách rõ ràng hơn.

Nếu để ý quan sát bạn sẽ thấy có một chiếc bọc ối lòi ra bên ngoài âm hộ của chó mẹ khi chúng ở khoảng thời gian sinh con.

Đây có thể là lúc mà chó mẹ sử dụng hết sức lực để rặn đều đặn và liên tục. Bọc ối của chó mẹ có thể sẽ bị vỡ ra khiến âm hộ phình to và căng cứng hơn.

Do đó, bạn có thể nhìn thấy những chú cún con với từng bộ phận nhỏ xíu, vô cùng đáng yêu nằm gọn bên trong bọc ối.

Bạn cần lưu ý rằng, nếu chó mẹ đã dùng hết sức có thể để rặn mà chó con chỉ mới lòi ra ngoài khoảng ½.

Lúc này bạn nên kéo một cách thật nhẹ nhưng nhanh chóng theo hướng từ trên xuống hoặc từ trước ra sau.

Biến Chứng Không Mong Muốn của chó sắp đẻ

Một Số Những Biến Chứng Không Mong Muốn Và Những Lưu Ý Cần Thiết

Tuy có thể thực hiện quá trình mang thai và sinh con theo bản năng nhưng đây thường là những khoảng thời gian quan trọng và nguy hiểm.

Do đó, để có một cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này bạn nên nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến những biến chứng nguy hiểm, có khả năng xảy ra hoặc một số những lưu ý được đưa ra để quá trình này có thể diễn ra một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Các biến chứng không mong muốn nhưng lại có khả năng xảy ra:

Chó mẹ bị sảy thai: Khi bạn quan sát thấy bụng của chó mẹ dần dần bé đi hoặc không có những dấu hiệu sinh đẻ thì có thể là những chú chó đã bị sảy thai.

Tuy nhiên, để chắc chắn hơn về vấn đề này bạn nên thực hiện siêu âm cho những chú chó của mình.

Xảy ra hiện tượng sinh non: Khác với trường hợp trên, ở trường hợp này thai khi chỉ mới phát triển được từ 1-2 tháng tuổi nhưng lại không thể duy trì trong cơ thể mẹ mà lại bị đẩy ra bên ngoài sớm hơn khoảng thời gian dự kiến.

Thì đây chính là những dấu hiệu của hiện tượng sinh non.

Một số những lưu ý quan trọng mà những người nuôi chó cần phải biết:

Nên nắm rõ chính xác ngày phối giống để việc xác định thời gian sinh chó con được chính xác hơn.

Cần quan sát cẩn thận và chính xác các biểu hiện chó sắp đẻ để tránh hiện tượng chó mẹ đẻ rơi chó con của mình.

Nên chuẩn bị thật cẩn thận và chu đáo ổ đẻ cho chó mẹ. Lưu ý rằng nên dành cho những chú chó cưng những khoảng không gian ấm áp, sạch sẽ khi chúng đến thời gian sinh đẻ.

Ngoài ra, cũng nên chuẩn bị thêm một số những dụng cụ đỡ đẻ thiết yếu.

Không nên cho chó mẹ ăn quá nhiều hoặc ăn những thực phẩm khó tiêu trước khi đẻ con

Nếu trường hợp bạn quan sát thấy bất kỳ biểu hiện chó sắp đẻ bất thường nào hãy liên lạc ngay với các bác sĩ thú y để nhận được sự trợ giúp từ họ.

Những thông tin trên đây hy vọng sẽ giúp bạn có được một phần kiến thức về các biểu hiện chó sắp đẻ.

Để có thể giúp cho những chú chó cưng của bạn vượt qua khoảng thời gian có thai và sinh con một cách an toàn nhất.

Advertisements

Advertisements
Nguyễn Viết Hòa
Bác Sĩ Nguyễn Viết Hòa - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học