Những Cách Khắc Phục Chữa Trị Chó Bị Đau Mắt Thành Công

chó bị đau mắt
5/5 - (1 bình chọn)

Chó bị đau mắt là một căn bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với giống chó, đặc biệt căn bệnh này thường gặp phải ở những con chó lớn tuổi.

Chó bị đau mắt được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ đơn giản tới phức tạp. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới mù lòa.

Để sớm phát hiện ra những biểu hiện bất thường, hãy cùng Gia Đình Pet tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp điều trị thích hợp và kịp thời giúp chó của chúng ta được sống vui tươi và khỏe.

Nguyên Nhân Chó Bị Đau Mắt

Nguyên Nhân Chó Bị Đau Mắt

Nguyên nhân làm chó bị đau mắt thường rất đa dạng. Có thể là nguyên nhân trực tiếp, hoặc nguyên nhân gián tiếp. Chó rất hiếu động sẽ dễ khiến mắt gặp nhiều tổn thương như:

Lông chó thường dễ rụng và bay vào mắt, dính trên giác mạc gây khó chịu cho mắt. Khiến nước mắt chảy nhiều và liên tục, làm mắt bị đau và đỏ lên.

Đau mắt còn xuất phát bởi nguyên nhân bị nhiễm trùng mắt. Do bụi bẩn dính vào, côn trùng bay vô hay dính phải hóa chất. Nguyên nhân này làm mắt sưng tấy và đau rát vô cùng, nếu để lâu sẽ gây ra bệnh.

Ngoài ra, nguyên nhân phổ biến nhất làm mắt chó bị đau. Có thể là do cún cưng của bạn đã mắc các bệnh về mắt.

Dấu Hiệu Cách Điều Trị Chó Bị Đau Mắt

Dấu Hiệu Cách Điều Trị Chó Bị Đau Mắt

Không phải cùng một triệu chứng đau mắt ở chó mà chúng ta có thể tùy tiện sử dụng một cách điều trị giống nhau.

Tùy vào bệnh tình và nguyên nhân mà người nuôi phải cân nhắc lựa chọn phương án đúng đắn nhất. Vậy, nên làm gì khi mắt chó bị đau?

Chó bị chảy nước mắt thường xuyên

Đừng xem thường vấn đề này. Khi phát hiện chó bị chảy nhiều nước mắt chứng tỏ chúng đang gặp vấn đề với đôi mắt, chảy nước mắt chỉ là một trong nhiều dấu hiệu cún gặp phải.

Đây có thể chính là dấu hiệu mở đầu cho những căn bệnh nguy hiểm được dự báo như viêm nhiễm hay có khối u ở mắt.

Như đã nói ở trên chó hay chảy nước mắt chỉ là một trong nhiều dấu hiệu của các chứng bệnh nguy hiểm.

Đó có thể là dấu hiệu của một khối u hay đơn giản có chỉ bị nhiễm khuẩn do không được vệ sinh sạch sẽ.

Một lý do khác với các giống chó lông dài chính là do lông đâm vào mắt gây khó chịu và chảy nước mắt ở chó.

Điều trị: Bạn có thể sử dụng các biện pháp đơn giản như tỉa bớt lông xung quanh mắt, vệ sinh sạch sẽ khu vực xung quanh mắt của cún bằng nước muối sinh lý, hoặc các thuốc nhỏ mắt đặc trị như terramycin và tiếp tục theo dõi.

Nếu chó chưa khỏi có thể đưa chúng tới bác sĩ thú y để được chẩn đoán chính xác nhất. Chỉ bằng cách này, bạn mới có thể biết được cún nhà mình đang gặp phải vấn đề như thế nào?

Chó bị đau mắt vì khô giác mạc

Bệnh chủ yếu găp ở giống chó nhỏ khi cơ thể không sản sinh đủ nước mắt để làm ướt giác mạc dẫn tới tình trạng khô giác mạc nghiêm trọng, nếu không điều trị có thể dẫn tới viêm loét, hoặc nhiễm trùng mắt nghiêm trọng hơn sẽ gây ra mù lòa.

Các giống chó nhỏ mắt lồi thường gặp phải tình trạng này bởi cấu tạo mắt không khép kín khi ngủ nên lượng nước mắt sẽ không thể đủ sản sinh, khi một phần mắt tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Ngoài ra một số nguyên nhân gây ra chứng bệnh này là do miễn dịch.

Viêm tuyến lệ sẽ khiến mắt không thể sản sinh ra đủ nước mắt để bôi trơn và duy trì độ ẩm cho mắt. Một phần khác chính là biến chứng của các căn bệnh ở chó như bệnh Care, tiểu đường.

Cách điều trị

Vệ sinh mắt cho cún cưng sạch sẽ hàng ngày. Sử dụng nước mắt nhân tạo để giữ cho mắt cún luôn ẩm ướt.

Chúng sẽ bôi trơn và làm giảm tình trạng khô mắt ở chó. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thuốc Terramecyn, Gentamicin nếu chó bị nhiễm trùng giác mạc.

Chó bị đau mắt do lông quặm

Nguyên nhân gây ra bệnh lông quặm lại tới từ yếu tố di truyền. Những chiếc lông mi thay vì mọc ra ngoài lại mọc ngươc và đâm vào mắt của cún khiến chúng cảm thấy khó chịu, lâu dần sẽ gây ra viêm loét giác mạc nặng hơn sẽ bị sưng có mủ ở khu vực tiếp xúc với lông mi.

Phẫu thuật hoặc cắt bỏ lông quặm là cách duy nhất để điều trị chứng bệnh này, bên cạnh đó bạn cũng nên vệ sinh mắt cho cún bằng cách dung dịch nước muỗi loãng Nacl 0.9% để làm sạch khu vực xung quanh mắt.

Viêm kết mạc

Triệu chứng điển hình của bệnh chính là hiện tượng mắt bị sưng đỏ, chảy nước mắt nhiều nếu không điều trị kịp thời mắt của cún sẽ dần có hiện tượng dính 2 mi lại với nhau và co giật.

Advertisements

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng bệnh này chủ yếu là do nhiễm trùng và do các tác nhân từ bên ngoài như lông của cún quá dài, cây cối hay một số dung dịch hóa chất của con người tiếp xúc với mắt.

Nếu để lâu và không có biện pháp giải quyết kịp thời cún rất có thể sẽ đối mặt với việc mù lòa, mất thị lực

Điều trị: Trước tiên cần vệ sinh mắt cho cún bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Tỉa gọn lông xung quanh mắt càng ngắn càng tốt để hạn chế tiếp xúc với mắt gây ra kích ứng.

Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn hay tới các bác sĩ thú y gấp để được tư vấn và phẫu thuật kịp thời nhé.

Chó bị đục thủy tinh thế

Thường được phát hiện trên các con chó lớn tuổi hay những chú chó bị tiểu đường. Dấu hiệu thường gặp chính là mắt bị chuyển màu , đục màu hơn bình thường. Mắt bị ké màng, sưng mủ, nhãn cầu sưng và suy giảm thị lực dẫn tới mù lòa.

Cần theo dõi ngay những dấu hiệu bất thường của bệnh và đưa tới phẫu thuật. Nếu không được phẫu thuật sẽ dẫn tới mù.

Bệnh tăng nhãn áp

Triệu chứng bao gồm đau, đỏ mắt, tăng sản xuất nước mắt, mí mắt thứ ba nổi lên có thể nhìn thấy, đục giác mạc, đồng tử giãn và mắt trở nên to hơn thấy rõ hoặc đồng tử không phản ứng với ánh sáng khi soi đèn lướt qua.

Trong mắt, việc sản xuất và dẫn lưu chất lỏng được cân bằng chính xác để duy trì áp suất không đổi.

Bệnh tăng nhãn áp xảy ra khi sự cân bằng này bị phá vỡ và áp lực trong mắt tăng lên. Tăng nhãn áp còn có thể xảy ra thứ phát của một bệnh lý về mắt khác.

Ngoài ra, chú chó bị tăng nhãn áp còn có thể có các hành vi lạ: dụi mạnh đầu vào tường, bỏ ăn, thích nằm một chỗ và không quan tâm đến các trò chơi.

Điều trị cho cún bị tăng nhãn áp

Điều trị có thể bao gồm sự kết hợp của thuốc bôi, và thuốc uống giảm viêm, mục đích là hấp thụ chất lỏng từ mắt, khiến sản xuất chất lỏng trong mắt thấp hơn song song với việc thúc đẩy sự thoát nước.

Cuối cùng, bạn nên có sự trợ giúp của bác sĩ thú y trong quá trình điều trị tăng nhãn áp cho chó cưng để tránh khỏi nguy cơ cao gây mù lòa với chú chó.

Cách điều trị đau mắt thông thường ở chó

Mỗi một căn bệnh thường có cách điều trị và xử lý riêng, khi chó bị đau mắt với tình trạng nhẹ. Bạn vẫn có khả năng tự xử lý, điều trị tại nhà. Quan trọng nhất là việc vệ sinh mắt cẩn thận cho cún cưng hàng ngày.

Bạn có thể rửa mắt bằng nước muối sinh lý cũng như tỉa bớt lông mi cho gọn. Đồng thời bạn có thể ra gặp bác sĩ thú y, để mua thêm thuốc hỗ trợ điều trị.

Còn với những trường hợp nặng hơn, khi đối mặt với các căn bệnh nguy hiểm và nhiều biến tính.

Cách tốt nhất bạn hãy trực tiếp mang chó đến bác sĩ thú y để có những chẩn đoán. Và biện pháp kịp thời, nhiều căn bệnh cần phẫu thuật và xử lý trực tiếp.

Phòng Tránh Chó Bị Đau Mắt

Phòng Tránh Chó Bị Đau Mắt

Để tránh những di chứng nghiêm trọng để lại trên mắt chó thì bạn cần phải có những biện pháp phòng tránh lây lan cũng như bảo vệ chúng ngay từ đầu.

Điều này không hề khó chỉ cần bạn lưu ý một số điều cơ bản dưới đây.

Đầu tiên phải kể đến chính là việc vệ sinh mắt cho chúng một cách thường xuyên và đều đặn.

Để đôi mắt của cún luôn được sạch sẽ, bạn có thể pha nước ấm hoặc là nước muối pha loãng.

Chấm bông tăm rồi thận trọng và nhẹ nhàng lau xung quanh vùng mắt của chúng theo chiều từ khóe mắt ra đến ngoài cùng.

Việc làm này mặc dù đơn giản tuy nhiên trong quá trình làm bạn không được gấp gáp mà phải kiên trì và tỉ mỉ nếu không chính bạn sẽ làm tổn hại đôi mắt của những chú cún.

Tiếp theo là để tâm và kiểm tra đôi mắt của chúng thường xuyên, sau những hoạt động chơi đùa hàng ngày, chú ý mắt có bị đục hay không?

Chó có bị đỏ mắt hay không? Lông vùng quanh mắt đã dài quá hay chưa?… để có thể bảo vệ đôi mắt của chúng một cách tốt nhất.

Advertisements

Advertisements
Nguyễn Viết Hòa
Bác Sĩ Nguyễn Viết Hòa - Chuyên khoa: Thú Y - Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh - Có chuyên môn thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi, xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi, có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Được được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học