Có rất nhiều người nuôi đã rơi vào tình trạng hoang mang khi thấy chú chó bị co giật nhưng lại không biết nguyên nhân tại sao cũng như phải xử lý như thế nào.
Vậy nguyên nhân từ đâu gây ra triệu chứng ấy? Hãy cùng Gia Đình Pet tìm hiểu và phòng tránh nó nhé!
NỘI DUNG
Nguyên nhân gây nên tình trạng co giật ở chó
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chó bị động kinh, được chia thành 3 nhóm nguyên nhân chính sau:
Chó bị co giật do môi trường
Một lý do khá phổ biến là do cún đã ăn phải đồ ăn có độc tố nên mới dẫn đến việc bị co giật. Trong không gian sống chẳng may có vật cứng bất thình lình tác động quá mạnh lên hệ thần kinh.
Thay đổi độ môi trường xung quanh quá nhanh, hay được gọi ngắn gọn là sốc nhiệt. Điều này xảy ra khi nhiệt độ lạnh đi hoặc nóng lên một cách đột ngột, ví dụ như vừa đi ngoài trời nắng về rồi bước vào phòng điều hòa lạnh.
Khi trời quá lạnh, cơ thể cún chưa được vận động và làm ấm kĩ. Dẫn đến tình trạng cơ bắp bị co thắt, chó bị run lẩy bẩy. Nếu bị lạnh quá lâu, cả cơ thể có thể rơi vào tình trạng ngừng hoạt động.
Sau đó có thể chết vì không chịu được thời tiết quá khắc nghiệt. Tương tự với trời quá nóng, các chú cún khi bị sốc nhiệt thì rất dễ bị ảnh hưởng đến tính mạng.
Chó bị co giật do sức khỏe bệnh tật
Nguyên nhân gây co giật có thể là do cún của bạn đã mắc phải một số bệnh. Như bệnh gan, bệnh thận, thiếu máu, các bệnh về não như viêm não, ung thư não, huyết áp và các vấn đề về điện giải.
Khi cún vận động quá nhiều hoặc quá mạnh, lượng mồ hôi thoát ra nhiều trong thời tiết nắng nóng, dẫn đến mất đi điện giải. Nếu mất quá nhiều thì cơ thể không chịu nổi kích thích dẫn đến nguy cơ xảy ra co giật khá cao.
Luyện tập quá nhiều quá độ gây tổn thương cơ bắp và mệt mỏi quá độ. Thêm vào đó là tai nạn, va chạm với các chú chó khác, khiến các cơ bắp bị tổn hại đều có thể khiến cho cún của bạn trở nên khó kiểm soát.
Cún cưng của bạn cũng có thể có bệnh lý về thần kinh. Virus, vi khuẩn tác động trực tiếp lên hệ thần kinh gây ra nguy hiểm đến bộ não. Hoặc có thể là do bị mắc một số bệnh như bệnh Care, bệnh dại.
Hệ thần kinh một khi bị tấn công mãnh liệt như vậy có thể gây ra cái chết nhanh chóng cho vật nuôi của bạn.
Chó bị động kinh vì thiếu canxi, canxi là một chất không thể thiếu cho quá trình cấu tạo và phát triển hệ thống cơ xương. Thiếu hụt canxi dễ xảy ra khi các chó mẹ đang nuôi con.
Các trường hợp chó mẹ bị co giật vì thiếu canxi trong khi mang bầu cũng như sau khi sinh không phải là hiếm gặp.
Chó bị co giật do di truyền
Có một số loài chó cảnh có nguy cơ bị co giật cao hơn các loài còn lại như chó săn thỏ Beagle, chó săn cừu Shetland hay chó tha mồi Labrador.
Chó bị động kinh do di truyền thường xảy ra ở độ tuổi từ 10 tháng tuổi cho đến 3 năm tuổi. Tuy nhiên cũng có trường hợp xảy ra sớm hơn.
Triệu Chứng Chó Bị Co Giật
Chó bị co giật thường có các hiện tượng bất thường như sau: Thở dốc, thở không đều, hơi thở nặng nề thoi thóp, chó lè lưỡi ra ngoài.
Thân nhiệt của chó cao hơn bình thường, cơ bắp ở chân cứng lại và toàn thân chó bị co giật liên tục, chó bị run chân tay…
Chó bị sùi bọt mép
Đây là biểu hiện đi kèm thường gặp khi chó bị co giật. Thông thường, nếu chó bị co giật kết hợp với sùi bọt mép thì nguy cơ chó bị trúng độc rất cao, cần nhanh chóng thực hiện các phương pháp sơ cứu và đưa chó đến các cơ sở thú y gần nhất để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Chó bị run lẩy bẩy
Cùng với co giật, toàn thân chó run lên bần bật giống bị lạnh, mắt đờ đẫn, có thể kèm theo hiện tượng chảy nước mắt và rên lên từng cơn vô cùng đáng thương.
Chó bị co giật run chân tay
Toàn thân chó bao gồm 4 chân và đầu, miệng không khép lại được, chó bị run chân giật liên hồi không kiểm soát khiến người nuôi hoang mang không biết nên làm gì để chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho chó.
Phương Pháp Điều Trị Chó Bị Co Giật
Trước hết là bạn cần phải cố gắng hết sức để giữ bản thân bình tĩnh. Vì khi bạn bình tĩnh mới có thể xử lý được sự việc, quan trọng là giữ được bản thân, mọi người xung quanh và cún cưng của bạn an toàn. Tuyệt đối không được để tay gần hay vào trong miệng cún khi chó bị co giật sùi bọt mép.
Nếu cơn động kinh kéo dài hơn 5 phút thì đây thực sự là một tình huống khẩn cấp. Lúc đó chú cún của bạn cần được nhanh chóng đến phòng khám thú y để ngăn não không bị tổn thương cũng như đảm bảo thân nhiệt duy trì ổn định.
Tương tự như vậy, trong vòng 24h đồng hồ mà xảy ra từ ba lần động kinh thì cũng là một trường hợp nguy hiểm. Bạn cũng cần phải đưa cún đến phòng khám ngay lập tức.
Cơn co giật kéo dài quá lâu có thể khiến thân nhiệt cún tăng lên. Có thể đặt nước lạnh lên chân cún và bật quạt để giảm bớt nhiệt độ.
Trong trường hợp khi cơn động kinh diễn ra mà không thể mang đến phòng khám, hãy liên hệ bác sĩ đến nhà. Hoặc sau khi kết thúc co giật, hãy gọi cho bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nếu đây là lần đầu tiên cún nhà bạn bị như vậy, hãy để bác sĩ tiến hành thăm khám. Để xác nhận nguyên nhân cũng như tiến hành kiểm tra, xét nghiệm toàn bộ cơ thể.
Đặc biệt khi cún đang bị co giật, không được phép tự tiện di chuyển cún. Cũng như không được phép cho uống bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là một số điều các bạn nên biết về chó bị co giật. Hãy ghé thăm Gia Đình Pet để có thể tham khảo thêm nhiều bài viết thú vị và hữu ích nhé!